Thách thức và vai trò của kế hoạch khử Cacbon
Đã kiểm duyệt nội dung
Hiện nay thế giới đang hướng đến mục tiêu giảm thiểu ½ lượng khí cacbon vào năm 2030 và giảm xuống 0 vào năm 2050. Đây là cách tốt nhất để tránh cuộc khủng hoảng toàn cầu. Vì thế bên cạnh những nỗ lực xử lý khỉ thải thì việc ứng dụng các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính hoặc chống biến đổi khí hậu là cách tốt nhất để thực hiện cam kết đối với Thỏa thuận Paris.
Khử cacbon là gì?
Là quá trình giảm lượng cacbon vào khí quyển với mục tiêu đạt được nền kinh tế tuần hoàn phát thải thấp nhằm đạt được sự trung hòa về khí hậu nhờ chuyển đổi năng lượng. Đây cũng là sự thay đổi cấu trúc quan trọng để loại bỏ cacbon ra khỏi quá trình sản xuất. Và các quốc gia điển hình, tiên phong thử nghiệm thành công khử cacbon là các nước G7, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Canada, Đức, Ý, Nhật Bản.
Bảo tồn và quản lý rừng bền vững là khía cạnh quan trọng để giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Trong khi đó mất rừng và suy thoái rừng chiếm hơn 10% lượng khí nhà kính toàn cầu. Với điều này thì nhất định sẽ không thể đạt được sự ổn định của nhiệt độ toàn cầu. Do đó mà các nguyên tắc và hành động pháp lý liên quan đến khử cacbon sẽ góp phần tạo ra hiệu quả cao trong việc chống BĐKH.
Các kế hoạch giảm phát thải của các nước bao gồm lĩnh vực năng lượng, giao thông, vận tải, công nghiệp, rừng, nông nghiệp. Theo đó cần tập trung đẩy nhanh nhiều giải pháp sáng tạo, thúc đầy năng lượng sạch, mở rộng quy mô công nghiệp bền vững, ứng dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng. Việc mở rộng năng lượng bền vững là động lực cho sự phát triển toàn diện như xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế và bền vững hơn về môi trường.
Mục tiêu của các quốc gia trong kế hoạch khử Cacbon
Châu Âu giữ vai trò quyết định trong việc chuyển đổi năng lượng toàn cầu, hỗ trợ tối đa để đạt được mức cacbon thấp bằng mục tiêu và chính sách pháp lý. Cuối năm 2019, họ đã đặt ra chương trình châu Âu xanh để trung lập cacbon vào năm 2050 và nâng cao khả năng cạnh tranh giữa tăng trưởng kinh tế và sử dụng hợp lý nguồn lực.
Tuy nhiên, có một số mục đích sử dụng năng lượng cuối cùng mà quá trình điện khí hóa không thể thực hiện được hoặc không có tính cạnh tranh. Trong những trường hợp này, việc giảm phát thải đòi hỏi phải sử dụng nhiên liệu khử cacbon đang ở giai đoạn phát triển công nghệ ban đầu và vẫn còn đắt tiền.
Trong khi Đức đã ngừng các mỏ than hoạt động từ nhiều năm trước thì Nhật Bản được biết đến khởi xướng dự án môi trường hướng đến mục tiêu BVMT. Nhật Bản đứng thứ 2 các nước trên thế giới, sau Trung Quốc nhập khẩu than lớn nhất. Còn châu Âu ưu tiên khí đốt, công nghệ xanh thì các quốc gia Đông Nam Á ưu tiên nhà máy phát điện chạy bằng năng lượng mặt trời, sức gió, sóng, thủy triều tốn kém hơn.
Các thách thức để khử cacbon
Việc chuyển đổi năng lượng hiệu quả gây ra nhiều thách thức và mang tính cạnh tranh trong việc khử cacbon. Các hướng phát triển đạt được 65% sản lượng điện từ năng lượng tái tạo năm 2030 và 85% vào năm 2050. Vậy làm thế nào để đạt được các mục tiêu quan trọng dưới đây:
- Khuyến khích dùng nguồn năng lượng tái tạo.
- Xây dựng khuôn khổ pháp lý để phát triển và số hóa cơ sở hạ tầng lưới điện.
- Cần thiết lập cơ chế năng lực trong việc đảm bảo tính linh động của hệ thống.
- Cần phải lưu trữ các nguồn năng lượng hiệu quả để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nguồn năng lượng tái tạo.
Còn việc khử cacbon liên quan đến nền kinh tế thông qua khí hóa như trong giao thông vận tải (phát triển xe điện) và các tòa nhà. Để đạt được điều này cần thiết lập hệ thống thuế môi trường dựa trên nguyên tắc bên gây ô nhiễm phải trả tiền.
Trong khi đó, các ngành vận tải biển không thể thực hiện điện khí hóa. Trường hợp này cần dùng nhiên liệu đã khử cacbon để đạt được tính trung hòa cacbon. Mặc dù công nghệ này khá tốn kém nên chỉ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Hy vọng là với những chia sẻ trên đây của Công ty môi trường Hợp Nhất, bạn đọc sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về các biện pháp khử Cacbon và kế hoạch bảo vệ môi trường của toàn cầu!