Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên cải thiện ô nhiễm trong chăn nuôi


923 Lượt xem - Update nội dung: 04-08-2020 10:33

Đã kiểm duyệt nội dung

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của tỉnh Thái Nguyên có nhiều sự thay đổi lớn với sự gia tăng về quy mô và giá trị chăn nuôi. Nhưng việc quản lý và xử lý nước thải chăn nuôi còn phát sinh nhiều vấn đề gây ô nhiễm, cản trở và đe dọa đến sức khỏe của người dân. Với những thách thức này, tỉnh đã đặt ra nhiều vấn đề cấp bách để định hướng phát triển ngành này theo hướng bền vững hơn trong tương lai.

Cách quản lý môi trường chăn nuôi tập trung ở Thái Nguyên

Cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung quy mô lớn. Trong đó tập trung phát triển những loại gia súc, gia cầm có lợi thế về năng suất và giá trị kinh tế cao. Ngoài các trang trại quy mô công nghiệp thì số hộ chăn nuôi nông hộ cũng chiếm số lượng lớn.

Chưa kể nhiều hộ chăn nuôi còn thả rông, không có chuồng trại. Do đó có rất ít hộ áp dụng biện pháp xử lý chất thải như xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng cách ủ phân, hầm biogas hoặc sử dụng đệm lót sinh học.

Thái Nguyên cải thiện ô nhiễm trong chăn nuôi

Vì số lượng vật nuôi quá lớn nên chất thải không thể được thu gom và xử lý môi trường triệt để. Đa phần chất thải xả trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm đất, nước và không khí. Đây đều là những tác động nghiêm trọng cản trở cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trên địa bàn. Và đây cũng là một mối nguy hại lớn cho môi trường.

Đối với trang trại nhỏ lẻ nằm xen kẽ trong các khu dân cư, quỹ đất còn nhỏ hẹp, không đủ diện tích xây dựng công trình BVMT nên không đảm bảo việc vệ sinh xử lý không đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường. Đa phần nước thải trong chăn nuôi có lưu lượng lớn lớn, đa phần phát sinh từ nước tắm rửa, vệ sinh chuồng trại, máng ăn, thức ăn thừa hòa lẫn cùng phân lợn xả thẳng ra hệ thống sông, suối, ao hồ. Nguồn thải này là tổ hợp chứa nhiều VSV (E.Coli, Salmonella, Streptococcus, vi khuẩn), chất hữu cơ phân hủy sinh học. 

Qua kiểm tra thực tế, các trang trại chăn nuôi gây ô nhiễm chủ yếu tập trung ở xã Phúc Thuận, Minh Đức, Thành Công. Những khu vực này có 22 trang trại chăn nuôi gồm 16 trại nuôi heo. Chỉ riêng xóm Đèo Nứa xã Phúc Thuận tập trung đến 5 trang trại chăn nuôi hoạt động liền kề nhau. Theo Sở TNMT cho biết, nước thải chăn nuôi chủ yếu được xử lý qua bể biogas, sau đó xả ra ao chứa không lót đáy chống thấm. Vì thế nước thải có màu đen và bốc mùi hôi nồng nặc.        

Đề xuất giải pháp xử lý nước thải chăn nuôi ở Thái Nguyên

Hiện nay, chính quyền địa phương tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thực hiện báo cáo đtm, đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý và đình chỉ đối với các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm. Theo yêu cầu thì các trang trại chăn nuôi phải thiết kế hệ thống xử lý nước thải và đề xuất biện pháp BVMT trong việc xử lý chất thải.

Các địa phương cần tuyên truyền người dân phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp tập trung bằng công nghệ hiện đại, an toàn và thân thiện với môi trường hơn. Một số giải pháp quan trọng khác như:

  • Rà soát tổng quy mô vật nuôi, không tổ chức chăn nuôi tại khu vực thượng nguồn các con sông, khu dân cư. Cần ưu tiên ứng dụng công nghệ cao để giảm áp lực về môi trường.
  • Thu thập và phân tích mẫu để đánh giá mức độ ô nhiễm, ban hành các chính sách khuyến khích, sản xuất phân hữu cơ từ chất thải chăn nuôi.
  • Cần tăng cường tái sử dụng nước sau xử lý, xây dựng biện pháp kiểm soát lưu lượng nước, xây dựng quy chuẩn cụ thể cho từng vật nuôi.
  • Ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải và mùi hôi đặc trưng cho ngành này.
  • Xuất phát từ thực trạng như nhận thức chăn nuôi an toàn chưa cao, công trình xử lý chất thải chưa đạt yêu cầu, tải trọng chất tải quá cao nhưng công nghệ xử lý chưa phù hợp. Do đó cần thống kê tình trạng chăn nuôi và quá trình phát sinh chất thải.
  • Ứng dụng công nghệ hiện đại như công nghệ xử lý nước thải toàn diện có khả năng khử mùi hôi, khử chất ô nhiễm phù hợp với thực trạng chăn nuôi. Chẳng hạn công nghệ tách chất rắn – lỏng, kỹ thuật tách phân rắn làm phân ủ compost, công nghệ biogas,…
  • Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất. Cần phổ biến kiến thức để người chăn nuôi nhận thức rõ trách nhiệm trong BVMT, hướng dẫn chăn nuôi sạch và thân thiện hơn.

​Để nhận được báo giá về chi phí xử lý nước thải, Quý khách có thể liên hệ trực tiếp tới Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ!

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(16:07 04-10-2024)
Ngoài ra, chủ đầu tư cần chuẩn bị thêm các giấy tờ có liên quan khác như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy tờ đất, ...
(08:36 04-10-2024)
Mỗi cơ sở, làng nghề sản xuất bánh tráng sẽ có quy trình sản xuất khác nhau tùy vào sản phẩm đầu ra phân phối ...
(10:24 03-10-2024)
Việc lắp đặt hệ thống xử lý bụi, khí thải là yếu tố then chốt để kiểm soát bụi, khí thải, đảm bảo vệ ...
(10:06 02-10-2024)
Quy định về tái sử sụng nước thải để tưới cây phải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam quy định tại ...
(11:53 01-10-2024)
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà ...
(08:47 01-10-2024)
Sản phẩm tôm đông lạnh là ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768