Thảm họa từ cháy rừng Amazon tại Úc
Đã kiểm duyệt nội dung
Cháy rừng trở thành mối lo thường trực ở Úc nhất là vào mùa hè nắng, nóng. Các đám cháy bùng phát ngày càng nhiều và dữ dội hơn. Nguyên nhân cháy rừng là do biến đổi khí hậu gây ra.
Chắc mọi người sẽ không quên được sự kiện cháy rừng Amazone khiến cả thế giới sửng sốt trong thời gian qua. Với diện tích rừng cháy trên diện rộng, những cột khói nghi ngút xông thẳng lên không trung và bầu trời một cách đáng sợ. Nhưng liệu mọi người có biết những dòng khói này sẽ đi về đâu không?
Các nhà khoa học đã phân chia khói độc cháy rừng Amazone thành 2 dạng chính là hữu hình và vô hình. Chúng sẽ bay thẳng lên bầu khí quyển, tầng đối và tầng bình lưu trong vũ trụ. Bạn sẽ không lường trước được hậu quả khi chúng tiếp xúc với các lá chắn của Trái Đất này khi mà đám khói này bao quanh toàn cầu trong khoảng 1 tuần.
Cùng chúng tôi - công ty môi trường Hợp Nhất tìm hiểu sâu về vấn đề này!
Cháy rừng tạo ra những dòng khói độc gây ô nhiễm
Cả 2 loại khói hữu hình và vô hình, cơ bản đều độc vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Đối với khói hữu hình
Loại khói này xuất phát từ các đám cháy rừng thiêu rụi cây cao su và cây bạch đàn, và chúng tồn tại dưới dạng các hạt nhỏ li ti. Loại khói này có khả năng bay rất xa, chúng có thể di chuyển từ Wollemi đến những vùng khác ở phía Đông Nam Australia. Và tất nhiên, khói hữu hình đã làm ô nhiễm không khí tại 3 thành phố đông dân nhất ở nước Úc gồm Sydney, Melbourne và Brisbane. Một số nhà nghiên cứu khí quyển cho hay, khí hữu hình đã làm cho chất lượng khí trở nên tồi tệ hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến 12,5 triệu người và chất lượng cuộc sống của họ bị đảo lộn hoàn toàn.
Và không thể không nhắc đến tác hại của khí hữu hình khi nước Úc vẫn chưa có biện pháp xử lý khí thải kịp thời. Nhiều nhà khoa học cảnh báo, những hạt li ti trong loại khói này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bộ phận tim, phổi, khi hít phải lượng quá nhiều tích tụ trong động mạch, gây ra hội chứng mất trí nhớ và Alzheimer.
Các hạt này tồn tại trong bầu khí quyển trong thời gian từ 5 – 7 ngày. Chúng phân tán, gió thổi đi xa và tan biến thành các đám mây nâu tầng đối lưu. Có thể đây là nguyên nhân hình thành nên các trận mưa và lốc xoáy.
Đối với khói vô hình
Khói vô hình có đặc tính không mùi và chỉ hình thành khi rừng và cỏ cháy. Ngoài ra, khi gỗ cháy sẽ phát sinh lượng lớn khí dioxide (CO2) độc hại, chúng là nguyên nhân gây ra hiện tượng khí nhà kính nguy hiểm. Theo thống kê, các vụ cháy rừng ở Úc sinh ra CO2 vượt xa đến 25% so với lượng CO2 có trong bầu khí quyển. Carbon dioxide có thể tồn tại lâu trong khí quyển hàng trăm năm.
Dòng khói vô hình có thời gian tồn tại lâu hơn là khoảng 3 tháng tại tầng đối lưu. Vì thế ánh sáng mặt trời phản ứng trực tiếp với các khí này khiến tầng ozone cũng bị ảnh hưởng. Nếu tầng ozone chứa nhiều khí độc thì con người cũng bị tác động gián tiếp như bằng các hội chứng như khó thở, đau đầu, tức ngực.
Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), cháy rừng ở Úc đã thải ra môi trường khoảng 195 triệu tấn CO2, tăng 55 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng CO2 này chỉ được hấp thụ trong vài năm, nhưng phải mất đến vài thập kỷ để rừng có thể hồi sinh và hấp thu lại CO2.
Chính vì thế, khói vô hình sẽ trở nên độc đối với không khí tự nhiên. Lúc này, CO2 tích lũy ngày càng nhiều, các đám cháy rừng sẽ ngày càng mạnh hơn và nhiệt độ của Trái Đất trong tương lai cao hơn.
Ô nhiễm nguồn nước do cháy rừng ở Australia
Tình trạng này diễn ra tại các hồ chứa nước ở Sydney vì các vụ cháy rừng đã để lại một lượng lớn tro bụi. Điều này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi chúng chứa nhiều trong đất và trầm tích làm quá trình xử lý nước ngày càng khó khăn hơn. Hơn 80% lượng nước uống cung cấp cho toàn thành phố bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Khi lượng tro chứa nhiều CO2 sẽ xâm nhập và làm thay đổi tính hóa học của nguồn nước và khiến chúng bị ô nhiễm. Lượng cặn càng nhiều càng khó xử lý. Cá và tảo xanh lam có thể chết do nguồn nước bị ô nhiễm. Phương án dự phòng đối phó với tình trạng khẩn cấp nhưng cơ sở hạ tầng hầu như đã cũ và lỗi thời. Được biết, Sydney chỉ có một nhà máy xử lý duy nhất với khả năng xử lý đơn giản nên cần đẩy nhanh công tác xử lý nước cấp nhanh chóng và kịp thời nhất.