Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ môi trường cho doanh nghiệp

Tham Khảo Hệ Thống Xử Lý Nước Thải 400m3/ngày


224 Lượt xem - Update nội dung: 21-02-2025 09:17

Đã kiểm duyệt nội dung

Một nhà máy sản xuất giày dép các loại tại Bình Định có công suất 6.800.000 đôi/năm, trong quá trình hoạt động có phát sinh nước thải với lưu lượng 380m3/ngày.đêm và chủ nhà máy đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải 400m3/ngày.đêm để nhà máy đủ điều kiện được cấp giấy phép môi trường và đi vào hoạt động. Nếu bạn đang có kế hoạch đầu tư hệ thống xử lý nước thải với công suất tương tự thì có thể tham khảo chi tiết hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy này qua nội dung dưới đây.

Tham Khảo Hệ Thống Xử Lý Nước Thải 400m3/ngày

1. Tham khảo hệ thống xử lý nước thải 400m3/ngày

Nước thải của nhà máy phát sinh chủ yếu là nước thải sinh hoạt (nước thải từ nhà tắm, bồn rửa tay, nước thải từ nhà ăn, nước thải từ nhà ăn) và một lượng nhỏ nước thải sản xuất (từ công đoạn giặt đế giày)

1.1. Hệ thống thu gom, thoát nước thải

Nước thải từ bồn vệ sinh > Bể tự hoại 3 ngăn > Hệ thống XLNT 400m3/ngày.đêm

Nước thải từ nhà ăn > Bể tách dầu mỡ > Hệ thống XLNT 400m3/ngày.đêm

Nước thải từ nhà tắm, bồn rửa tay > Hệ thống XLNT 400m3/ngày.đêm

Nước thải từ máy giặt sản phẩm (đế giày) > Bể trung hòa pH.

Đối với nước thải sinh hoạt

Nước thải từ nhà ăn sẽ được thu gom dẫn về bể tách dầu trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án. Bể tách dầu thu gom toàn bộ lượng nước phát sinh từ nhà ăn vào bể tách dầu để loại bỏ hàm lượng dầu mỡ.

Nguyên lý hoạt động: Bể tách dầu mỡ gồm 2 vách ngăn tách dầu và lắng cặn. nước thải tràn vào ngăn thứ nhất được lưu trong khoảng thời gian nhất định để lắng bớt cặn rắn có trong nước thải, ván dầu trên mặt sẽ tràn vào máng thu dầu. Nước trong theo cửa thoát nước ở thân bể tràn vào ngăn thứ 2. Nước thải sau khi qua bể tách dầu sẽ giảm được 98% lượng dầu có trong nước.

Đối với nước thải sản xuất

Nước thải từ máy giặt RB được thu gom về bể trung hòa pH đặt phía sau nhà xưởng sản xuất đế cao su. Nước thải sau bể trung hòa đạt độ pH từ 6 – 9 sẽ dẫn về hệ thống xử lý nước thải cục bộ của dự án theo hình thức tự chảy.

Nước thải từ quá trình sản xuất (trừ nước thải từ máy giặt RB) được thu gom bằng ống nhựa PVC đến hố ga thu gom nước thải tập trung vào hệ thống xử lý nước thải cục bộ của dự án theo hình thức tự chảy.

Toàn bộ nước thải phát sinh sẽ được thu gom dẫn về hố thu gom nước thải tập trung, sau đó dẫn về hệ thống xử lý nước thải công suất 400 m3/ngày.đêm.

Bể thu gom trong hệ thống xử lý nước thải
Bể thu gom trong hệ thống xử lý nước thải (ảnh minh họa)

1.2. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải

Nước thải > Lọc rác thô > Bể thu gom > Lọc rác tinh > Bể điều hòa >  Bể kỵ khí Anaerobic > Bể thiếu khí Anoxic > Bể hiếu khí MBBR > Bể hiếu khí Aerotank > Bể lắng > Bể trung gian > Bồn lọc áp lực > Bể khử trùng > Bể chứa nước sau xử lý > Nguồn tiếp nhận

Thuyết minh quy trình

Quy trình hoạt động của hệ thống xử lý nước thải 400m3/ngày.đêm diễn ra như sau:

- Bể thu gom + Lọc rác

  • Nước thải được thu gom vào bể thu gom qua song chắn rác thô để loại bỏ các cỡ rác lớn nhỏ khác nhau như giấy, nilon, lá cây,… giúp giảm bớt hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến các thiết bị cơ khí và các công trình xử lý tiếp theo.
  • Nước thải sau đó sẽ tự chảy xuống Bể điều hòa.
  • Song chắn rác định kỳ được dọn dẹp bằng thủ công.

- Bể điều hòa

  • Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải một cách ổn định trước khi đưa vào các công trình đơn vị phía sau, đặc biệt là cụm bể sinh học giúp cho các vi sinh có thể thích nghi với nước thải trong điều kiện ổn định, tránh được tình trạng vi sinh bị sốc tải.
  • Bể điều hòa được cấp khí liên tục nhằm xáo trộn để giải phóng lượng Clo dư (sinh ra do công tác vệ sinh khử trùng) trong nước thải, đồng thời phân hủy một phần chất hữu cơ trong nước thải. Sục khí làm thoáng sơ bộ, tránh phân hủy kỵ khí gây mùi hôi.
  • Nước thải sau khi được ổn định lưu lượng và nồng độ tại Bể điều hòa sẽ bơm vào cụm xử lý sinh học, đầu tiên là bể Anaerobic.

- Bể kỵ khí Anaerobic

  • Bể kỵ khí Anaerobic được sử dụng nhằm mục đích giảm nồng độ các chất hữu cơ thông qua hoạt động của vi khuẩn kỵ khí. Chức năng phân hủy chất hữu cơ, thể hiện bằng các phương trình sau: CxHyOzNt + Vi khuẩn kỵ khí → CO2 + H2S + CH4 + sinh khối mới.
  • Nước thải sau Bể kỵ khí Anaerobic sẽ tiếp tục tự chảy vào Bể thiếu khí Anoxic kết hợp nitrat hóa.

- Bể thiếu khí Anoxic

  • Bể thiếu khí Anoxic được sử dụng nhằm mục đích khử nitơ từ sự chuyển hóa nitrat thành nitơ tự do. Khuấy trộn, giữ bùn ở trạng thái lơ lửng và tạo sự tiếp xúc giữa nguồn thức ăn, vi sinh. Bể hoàn toàn không được cung cấp oxy.
  • Hai hệ enzyme tham gia vào quá trình khử nitrat:
    • Đồng hóa (assimilatory): NH3 → NO3-,
    • Dị hóa (dissimilatory) → quá trình khử nitrat trong nước thải.

- Bể hiếu khí MBBR

  • Bể hiếu khí MBBR là bể xử lý sinh học bằng màng vi sinh dính bám trên các giá thể. Các vi sinh có thể được cung cấp chất dinh dưỡng một cách tối ưu và các sản phẩm trao đổi chất được vận chuyển đi một cách hiệu quả. Vi sinh dính bám trên giá thể có chức năng xử lý hoàn thiện các hợp chất hữu cơ trong nước thải. Trong điều kiện thổi khí liên tục, các giá thể lơ lửng và chuyển động trong nước thải. Các màng vi sinh được hình thành trên bề mặt giá thể có 3 lớp khác nhau.
  • Lớp trong cùng là màng vi sinh kỵ khí, lớp giữa là lớp màng vi sinh thiếu khí và lớp ngoài cùng là lớp màng vi sinh hiếu khí. Nhờ quá trình hình thành các lớp vi sinh khác nhau mà Bể hiếu khí MBBR có hiệu quả xử lý nitơ, phốt pho và BOD5 cao.

- Bể hiếu khí Aerotank

  • Bể có vai trò giảm nồng độ các chất hữu cơ thông qua hoạt động của vi sinh tự dưỡng hiếu khí. Máy thổi khí vận hành liên tục nhằm cung cấp oxy cho cả hai nhóm vi sinh vật hiếu khí này hoạt động. Đối với quần thể vi sinh vật tự dưỡng hiếu khí, trong điều kiện thổi khí liên tục, quần thể vi sinh vật này sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất vô cơ đơn giản như CO2 và H2O theo 3 giai đoạn:
    • Oxy hóa các chất hữu cơ: CxHyOz +O2 CO2 + H2O + ΔH
    • Tổng hợp tế bào mới: CxHyOz + NH3 + O2 Tế bào vi khuẩn + CO2 + H2O + C5H7NO2 - ΔH
    • Phân hủy nội bào: C5H7NO2 + 5O2 5CO2 + 2H2O + NH3 ± ΔH

- Bể lắng

  • Tại bể lắng, diễn ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn (vi sinh vật). Phần bùn lắng này chủ yếu là vi sinh vật trôi ra từ Bể thiếu khí Anoxic. Một phần bùn sau lắng được bơm tuần hoàn về Bể thiếu khí Anoxic để duy trì nồng độ bùn trong cụm bể sinh học.
  • Phần bùn dư còn lại được bơm vào Bể chứa bùn.
  • Phần nước trong sau khi qua bể lắng sinh học sẽ tự chảy tới bể khử trùng.

- Bể trung gian

  • Bể trung gian đóng vai trò như một bể đệm lưu trữ lưu lượng đủ để bơm trục ngang bơm nước thải vào bể lọc áp lực nhằm xử lý hoàn thiện hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải.

- Bồn lọc áp lực

  • Nước thải từ bể trung gian được bơm lên bể lọc áp lực. Bể lọc áp lực là bể lọc kín, quá trình lọc xảy ra nhờ áp lực nước phía trên lớp vật liệu lọc. Thành phần lớp vật liệu lọc có thể được sử dụng như cát, sỏi. Qua cơ chế lọc áp lực phần cặn lơ lửng còn lại trong nước thải sẽ được xử lý có kích thước rất nhỏ không có khả năng lắng bằng trọng lực.
  • Sau một thời gian hoạt động các chất bẩn bám trên lớp vật liệu lọc gây bịt kín các lỗ lọc ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của bể lọc. Vì vậy cần tiến hành rửa lọc, nước thải đi từ dưới lên trên với áp lực nước lớn sẽ làm sạch các chất bẩn bám trên lớp vật liệu lọc. Nước rửa lọc chứa các cặn bẩn bám trên vật liệu lọc sau đó sẽ được dẫn về lại Bể điều hòa để được tiếp tục xử lý.

- Bể khử trùng

  • Phần nước trong từ bể lắng sinh học sẽ chảy đến Bể khử trùng, tại đây hóa chất khử trùng Javen được châm vào bể nhằm tiêu diệt các vi trùng gây bệnh trong nước thải như E.Coli, Coliform.

- Bể chứa nước thải sau xử lý

  • Bể chứa nước thải sau xử lý có chức năng giám sát chất lượng nước thải sau xử lý.
  • Nước sạch sau bể khử trùng sẽ tự chảy về bể chứa nước thải sau xử lý để tái sử dụng cho mục đích dội rửa bồn cầu, rửa nhà vệ sinh, phần còn lại sẽ được đấu nối về trạm xử lý nước thải tập trung của CCN để tiếp tục xử lý trước khi xả thải ra môi trường.

- Bể chứa bùn (Bể nén bùn)

  • Quá trình xử lý sinh học hiếu khí sẽ làm gia tăng liên tục lượng bùn vi sinh trong Bể sinh học. Đồng thời lượng bùn ban đầu sau thời gian sinh trưởng phát triển sẽ giảm khả năng xử lý chất ô nhiễm trong nước thải và chết đi. Lượng bùn này còn gọi là bùn dư và được đưa về Bể chứa bùn.
  • Bể chứa bùn có tác dụng làm giảm độ ẩm của bùn vì bùn vừa bơm về từ Bể lắng sinh học thường chứa độ ẩm khá lớn. Bùn sau khi đã giảm bớt độ ẩm sẽ được bơm đến máy ép bùn.

- Máy ép bùn

  • Máy ép bùn có chức năng tạo bùn khô, tỷ lệ chất rắn được giữ lại cao, yêu cầu về năng lượng vừa phải, chi phí vận hành và đầu tư khá thấp.
  • Máy ép bùn được sử dụng cho bùn hóa lý và sinh học được nhà thầu lựa chọn là Máy ép bùn băng tải với các ưu điểm như sau: tạo bùn khô, tỷ lệ chất rắn được giữ lại cao, yêu cầu về năng lượng vừa phải, chi phí vận hành và đầu tư khá thấp.
Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp (ảnh minh họa)

2. Thông số kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải công suất 400m3/ngày.đêm

STT

HẠNG MỤC, CHẤT LIỆU

THÔNG SỐ THIẾT KẾ
(D x R x C)

KẾT CẤU, CHẤT LIỆU

1

Bể thu gom

5,0m×1,6m×4,0m

Bê tông cốt thép (BTCT)

2

Bể điều hòa

9,8m×5,0m×4,0m

 

3

Bể kỵ khí Anaerobic

9,8m×5,0m×4,0m

4

Bể thiếu khí Anoxic

6,4m×3,0m×4,0m

5

Bể hiếu khí MBBR

6,4m×3,3m×4,0m

6

Bể hiếu khí Aerotank

10m×5,0m×4,0m

7

Bể lắng

5,0m×5,0m×4,0m

8

Bể trung gian

5,0m×5,0m×4,0m

9

Bể khử trùng

4,6m×1,6m×4,0m

10

Bể chứa nước sau xử lý

6,5m×6,4m×4,0m

11

Bể tái sinh bùn

6,5m×6,4m×4,0m

12

Bể nén bùn

6,5m×6,4m×4,0m

13

Bồn lọc áp lực

Đường kính x Chiều cao = 1,6m×2,3m (02 bồn)

Thép CT3, dày 5ly; Sơn chống sét, trang trí

14

Nhà tủ điện

5,6m×2,6m×3,0m

Nền mái BTCT; Tường gạch, cửa sắt

15

Nhà hóa chất

5,6m×2,8m×3,0m

Nền mái BTCT; Tường gạch, cửa sắt

16

Nhà bơm

5,6m×2,8m×3,0m

Nền mái BTCT; Tường gạch, cửa sắt

17

Nhà ép bùn

5,6m×2,8m×3,0m

Nền mái BTCT; Tường gạch, cửa sắt

3. Chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải công suất 400m3/ngày.đêm

Chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải, công suất 400m3/ngày.đêm dao động khoảng từ 5 tỷ đồng đến 9 tỷ đồng.

Lưu ý, chi phí này chỉ mang tính chất tham khảo ở mỗi nơi sẽ dao động khác nhau do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

- Loại nước thải cần xử lý (nước thải sinh hoạt hay nước thải sản xuất);

- Tính chất, mức độ ô nhiễm của nước thải;

- Công nghệ xử lý nước thải;

- Yêu cầu chất lượng nước sau khi xử lý;

- Diện tích xây dựng, lắp đặt;

- Kiểu thi công, lắp đặt;

- Nguồn gốc, xuất xứ của máy móc, thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải;

- Giá vật tư, máy móc, thiết bị tại mỗi thời điểm.

- Các yếu tố khác.

Trên đây là một số thông tin về hệ thống xử lý nước thải 400m3/ngày.đêm. Nếu Quý Doanh nghiệp đang có nhu cầu thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải và cần được tư vấn thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ trực tiếp Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(11:02 19-04-2025)
Theo quy định mới thì các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, y tế, xây dựng và giao thông vẩn tải là 4 ngành cần phải ...
(09:03 19-04-2025)
Môi trường Hợp Nhất là công ty xử lý nước thải tại Gia Lai chuyên cung cấp các gói dịch vụ về thiết kế, thi công, ...
(08:50 18-04-2025)
Ký túc xá trường học là nơi sinh sống và học tập của học sinh, sinh viên, vì vậy nước thải phát sinh chủ yếu là ...
(16:44 17-04-2025)
Công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mở ra nhiều cơ hội đổi mới mà còn đi kèm với một số thách thức đối ...
(10:00 16-04-2025)
Hồ sơ kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là một phần quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường và an ...
(09:17 15-04-2025)
Bể keo tụ, tạo bông là một trong những công trình quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải, giúp loại bỏ các hạt ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768