Than đá và những tác động đến môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Các nhà máy nhiệt điện than hay mỏ than trở thành nguyên nhân chính tác động rõ nét nhất đến cấu trúc, hình thái môi trường và sức khỏe cộng đồng. Nhiều quốc gia sau khi lạm dụng quá nhiều vào than đá – nguồn nhiên liệu hóa thạch dẫn đến thiệt hại về con người và cơ cấu nền kinh tế thị trường.
Trong đó, ô nhiễm không khí và nước thường xuất hiện khi khối lượng than đá sử dụng trên toàn cầu không ngừng gia tăng.
Than đá và ô nhiễm không khí
Than đá từ lâu trở thành nguồn năng lượng đáng tin cậy cho nhiều quốc gia như sự phân hủy phân tử cacbon tạo ra nhiều tác động môi trường. Người ta đang nỗ lực xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện nhưng ô nhiễm không khí và sự nóng lên toàn cầu là hai trong số những vấn đề xảy ra ngày càng nghiêm trọng.
Ô nhiễm không khí
- Thủy ngân: các nhà máy nhiệt điện phát thải 42% lượng thủy ngân độc hại tác động lớn đến hệ thần kinh, miễn dịch của con người.
- SO2: lưu huỳnh kết hợp với oxy hình thành các hạt nhỏ, có tính axit gây hại cho hệ sinh thái bao gồm mưa axit hoặc các bệnh như viêm phổi, hen suyễn.
- NOx: tồn tại dưới dạng khói gây kích ứng phổi.
- Chất dạng hạt: xuất hiện nhiều trong khói liên quan đến viêm phế quản mãn tính, hen suyễn.
Sự nóng lên toàn cầu
- Quá trình diễn biến phức tạo từ việc đốt than phát thải nhiều khí giữ nhiệt.
- Hậu quả khiến nhiệt độ tăng, mực nước biển ngày càng dâng cao gây hạn hán, sóng nhiệt, mưa, bão lũ lụt.
- CO2, CH4: đốt nhiên liệu hóa thạch gây hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Tại Trung Quốc, ô nhiễm không khí xung quanh gây 1,1 triệu ca tử vong vào năm 2016. Còn ở Ấn Độ gây ra 1,2 triệu ca tử vong vào năm 2017. Tuổi thọ của người dân Ấn Độ giảm rõ rệt. Nguyên nhân do sự phụ thuộc lớn vào than đá.
Còn nhiều người Indonesia chưa nhận thức được tác hại từ các nhà máy điện than đối với sức khỏe và kinh tế của họ. Việc mở rộng các nhà máy than đá dẫn đến ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng hơn.
Nhận thức được điều nay, cả Trung Quốc và Ấn Độ nhanh chóng mở rộng quy mô dùng năng lượng tái tạo, cải thiện chất lượng không khí. Trung Quốc bắt đầu đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than và đầu tư mạnh mẽ vào năng lượng tái tạo. Nhiều quốc gia khác cũng đầu tư vào nguồn năng lượng sạch hơn như gió hoặc mặt trời.
Than đá và ô nhiễm nước
Hoạt động khai thác than tác động lâu dài đến nguồn nước xung quanh. Vấn đề cơ bản liên quan đến ô nhiễm sông, hồ, tầng chứa nước ngầm chảy ra từ mỏ than. Nguồn thải này có tính axit, chứa nhiều kim loại nặng như asen, đồng và chì. Một số chất bị oxy hóa sau khi tiếp xúc với không khí và nước. Nước thảy tràn làm thay đổi nồng độ pH.
Khi than bị đốt cháy sẽ để lại thành phần hóa học độc hại như asen, chì, thủy ngân. Các tác động nước gồm thoát nước từ các mỏ, sự xóa sổ các dòng suối phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung cấp nước tại chỗ.
Một nhà máy nhiệt điện than có công suất 500 MW với hệ thống làm mát sử dụng đủ cho lượng nước của một bể bơi. Phần nước này có thể sử dụng cho nông nghiệp và sinh hoạt. Nhiều quốc gia đối mặt với nguy cơ hạn hán thì một nguồn nước khá lớn lại chuyển đến các nhà máy nhiệt điện than.
Tro than, một sản phẩm phụ từ việc đốt than để lại dòng chảy công nghệ. Phần lớn tro đổ ra ngoài môi trường, không qua xử lý vào các bãi chôn lấp rò rỉ chất độc vào nước mặt/nước ngầm.
Hầu hết các mỏ than dưới lòng đất, nên việc giải phóng ion kim loại và sunfat làm độ chua của mỏ tăng lên. Trước khi khai thác, dòng chảy qua nước ngầm tiếp xúc với mỏ than thường chậm và thay đổi về mặt hóa học. Việc bơm nước khiến than tiếp xúc với dòng khí ẩm dẫn đến quá trình oxy hóa pyrit nhờ sự tiếp xúc của vi khuẩn tăng cao.
Các sản phẩm hòa tan gây ô nhiễm nước ngầm khi chứa axit sunfuric, cation sắt, mangan, anion sunfat hoặc asen nguy hiểm. Với những mỏ than bị bỏ hoang hình thành việc ô nhiễm tầng nước mặt gây tác hại lớn đối với các loài thủy sinh dưới nước.
Quý DN cần tư vấn thiết kế hệ thống xử lý môi trường như khí thải và nước thải thì hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để chúng tôi có thể hỗ trợ dịch vụ một cách tận tình nhất!