Tháng 5, nồng độ khí thải CO2 vẫn tăng kỷ lục
Đã kiểm duyệt nội dung
Nồng độ khí thải tăng cao kỷ lục trở lại dù nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang gồng mình chống đỡ những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.
Môi trường năm 2020, chúng ta cần làm gì để vừa xử lý môi trường, vừa phát triển kinh tế và chống suy thoái, cải thiện – nâng cao chất lượng môi trường?
Nồng độ khí thải tăng kỷ lục tại nhiều nơi
Theo những thống kê của Chính phủ Mỹ về nồng độ khí thải CO2 trong tháng 5 thì nhiều nơi đã tăng ở mức kỷ lục. Có thể nói đây là một điều khá bất ngờ bởi tạo nhiều quốc gia, dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa được đẩy lùi.
Chính phủ nhiều nước đã ban hành những lệnh phong tỏa toàn quốc để phòng chống sự lây lan của dịch bệnh. Đại đa số các dịch vụ, hoạt động sản xuất công nghiệp không cần thiết đều được đưa vào trạng thái tạm ngưng để chống dịch, người dân cũng được khuyến cáo không ra khỏi nhà. Các nguồn phát sinh khí thải gây ô nhiễm có thể nói là được hạn chế tối đa.
Thế nhưng nồng độ khí thải CO2 lại tăng kỷ lục ở nhiều nơi, vì sao?
Theo những nghiên cứu từ NOAA (Cơ quan Khí quyển và đại dương) thì nồng độ khí thải CO2 ở một số Đài quan sát ở Mỹ (cụ thể là Mauna Loa ở Hawaii) đã đạt 417ppm trong tháng 5 vừa qua vượt ngưỡng kỷ lục năm 2019 là 414.8ppm. Đồng thời nhóm nghiên cứu này đã nhận định: nồng độ CO2 sẽ giảm từ 20 - 30% nếu cách ly xã hội được kéo dài từ 6 -12 tháng.
Theo tính toán đã được đăng tải ở tạp chí Nature Climate Change, lượng khí thải trong năm 2020 ước tính sẽ giảm khoảng 7% so với năm 2019. Thế nhưng theo NOAA thì nồng độ CO2 vẫn tăng dù lượng khí thải giảm.
NOAA đã khẳng định rằng ở giai đoạn cao điểm trong đại dịch Covid-19, lượng khí thải đã giảm tới 26% thế nhưng nồng độ CO2 tăng vì nồng độ CO2 trong khí thải giảm nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với lượng CO2 phát sinh từ các nguồn khác: đất thải - cây trồng trong nhiệt độ, độ ẩm khác nhau đã phản ứng phát sinh khí CO2.
Năm 2020 – Hành động vì thiên nhiên
Liên Hiệp Quốc đã lựa chọn chủ để “Hành động vì thiên nhiên” cho ngày môi trường 5/6 với mục đích:
- Khuyến cáo mỗi quốc gia nên có các biện pháp bảo tồn thiên nhiên cũng như đa dạng sinh học
- Phục hồi hệ sinh thái đã và đang bị tác động xấu từ môi trường
- Đảm bảo an ninh lương thực & công tác bảo vệ tài nguyên
- Lên kế hoạch phòng chống, ứng phó và khắc phục các sự cố môi trường
Đồng thời, Liên Hợp Quốc cũng đưa ra lời cảnh báo về nguy cơ tuyệt chủng của trên 1 triệu động thực vật sau các vụ cháy rừng ở Mỹ, Úc, Brazil hay một số hiện tượng bất thường: vùng san hô chết đồng loạt tại các bở biển của Úc; nạn châu chấu ở châu Phi phá hoại hoa màu.
Xem thêm về cách xử lý khí thải tại đây!