Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Thành Phần Và Tác Hại Của Các Chất Gây Ô Nhiễm Không Khí


420 Lượt xem - Update nội dung: 25-01-2024 08:31

Đã kiểm duyệt nội dung

Ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng, tuy nhiên không phải ai cũng nắm được thông tin về các chất này. Bài viết hôm nay Môi trường Hợp Nhất sẽ nói về chủ đề “thành phần và tác hại của các chất gây ô nhiễm không khí từ quá trình đốt cháy”, mời bạn cùng theo dõi ngay sau đây.

Thành phần và tác hại của các chất gây ô nhiễm không khí

1. Thành phần và tác hại của các loại khí thải từ quá trình đốt cháy

Các thành phần chính từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hữu cơ bao gồm hỗn hợp các khí SO2, CO, CO2, NOX, các chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) và các chất rắn như tro, bụi. Các nguồn phát thải này tác hại đến sức khỏe của con người.

1.1. Khí SO2

Khí SO2 được hình thành chủ yếu từ quá trình oxi hóa lưu huỳnh trong nhiên liệu, một phần nhỏ từ các quá trình sản xuất nông nghiệp, nhà máy hóa chất.

Khí SO2 có mùi khét ngột ngạt, những người tiếp xúc thường xuyên tiếp xúc với khí SO2 có nồng độ khoảng 5 ppm thì độ nhạy cảm về mùi sẽ bị giảm. Nếu tiếp xúc với nồng độ lớn hơn gây xuất tiết nước nhầy và sưng tấy thành khí quản.

Khí SO2 gây nguy hại đến cây xanh như bệnh úa vàng, mất diệp lục hoặc là sự co nguyên sinh và sụp hàng loạt của các tế bào lá cây.

Một ảnh hưởng quan trọng của SO2 là sự phân tán của nó trong không khí tạo ra mưa axit.

1.2. Khí CO

Khí CO (cacbon monoxit) là một chất khí không màu, không mùi, bắt cháy và có độc tính cao. Nó là sản phẩm chính trong quá trình cháy không hoàn toàn của cacbon và các hợp chất chứa cacbon.

Có nhiều nguồn sinh ra khí cacbon monoxit. Khí thải từ động cơ đốt trong tạo ra sau khi đốt các nhiên liệu gốc cacbon (gần như là bất kỳ nguồn nhiên liệu nào, ngoại trừ hydro nguyên chất) đều có chứa cacbon monoxit. Đặc biệt khi nhiệt độ phản ứng thấp hơn nhiệt độ cháy yêu cầu hoặc thời gian xảy ra quá trình cháy trong buồng đốt quá ngắn hoặc lượng oxy cung cấp cho quá trình cháy không đủ thì nồng độ CO tạo ra càng cao. Thông thường, việc thiết kế và vận hành buồng đốt sao cho có thể giảm được lượng CO là khó khăn hơn rất nhiều so với việc thiết kế để giảm lượng hydrocacbon chưa cháy hết. Cacbon monoxit cũng tồn tại với một lượng nhỏ nhưng tính về nồng độ là đáng kể trong khói thuốc lá. Trong gia đình, khí CO được tạo ra khi các nguồn nhiên liệu như xăng, hơi đốt, dầu hay gỗ không cháy hết trong các thiết bị dùng chúng làm nhiên liệu như xe máy, ô tô, lò sưởi và bếp lò, v.v… Khí cacbon monoxit có thể thấm qua bê tông hàng giờ sau khi xe cộ đã rời khỏi gara.

Cacbon monoxit là cực kỳ nguy hiểm, do việc hít thở phải một lượng quá lớn CO sẽ dẫn tới tổn thương do giảm oxy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong. Nồng độ chỉ khoảng 0,1% cacbon monoxit trong không khí cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Cacbon monoxit là chất khí không màu, không mùi và không gây kích ứng nên rất nguy hiểm vì người ta không cảm nhận được sự hiện diện của CO trong không khí. CO có tính liên kết với hemoglobin (Hb) trong hồng cầu, mạnh gấp 230-270 lần so với oxy nên khi được hít vào phổi CO sẽ gắn chặt với Hb thành HbCO do đó máu không thể chuyên chở oxy đến các tế bào. CO còn gây tổn thương tim do gắn kết với myoglobin của cơ tim.

Triệu chứng ngộ độc CO thường bắt đầu bằng cảm giác bần thần, nhức đầu, buồn nôn, khó thở rồi từ từ đi vào hôn mê. Nếu ngộ độc CO xảy ra khi đang ngủ say hoặc uống rượu say thì người bị ngộ độc sẽ hôn mê từ từ, ngưng thở và tử vong.

Ngộ độc CO có thể xảy ra ở những trường hợp chạy máy nổ phát điện trong nhà kín, sản phụ nằm lò than trong phòng kín, ngủ trong xe hơi đang nổ máy trong nhà hoặc gara…

CO và CO2 là 2 thành phần có nhiều trong không khí
CO và CO2 là 2 thành phần có nhiều trong không khí (Ảnh minh họa)

1.3. Khí CO2

Khí CO2 là sản phẩm của quá trình cháy hoàn toàn của các cacbon có trong nhiên liệu. Nó không được coi như khí gây ô nhiễm khí quyển.

Khí CO2 là một khí không màu mà khi hít thở phải ở nồng độ cao (nguy hiểm do nó gắn liền với rủi ro ngạt thở) tạo ra vị chua trong miệng và cảm giác nhói ở mũi và cổ họng. Các hiệu ứng này là do khí hòa tan trong màng nhầy và nước bọt, tạo ra dụng dịch yếu của axit cacbonic. Nồng độ khí CO2 cao sẽ đe dọa tới sự phá vỡ mô hình khí hậu toàn cầu bởi sự thay đổi lượng hấp thụ bức xạ riêng của khí quyển.

1.4. Khí NOX

Các nito oxit thường viết tắt là NOX tạo ra từ việc đốt cháy các nhiên liệu ở nhiệt độ cao và qua quá trình sản xuất hóa học có sử dụng khí nito.

Tác hại của khí NOX tương đối chậm và khó nhận biết, chủ yếu là gây ra bệnh mãn tính về đường hô hấp như viêm xơ phổi mãn tính.

1.5. Các chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs)

VOCs bao gồm các thành phần hữu cơ như: Hydro cacbon và một số hợp chất khác như andehit, xeton, các dung môi khử trùng bằng clo, các môi chất lạnh v.v…

VOCs được tạo ra từ quá trình sản xuất công nghiệp (khoảng 46%) và các phương tiện giao thông (khoảng 30%). VOCs trong khói thải của các phương tiện giao thông bao gồm các thành phần của xăng dầu không cháy hoặc cháy không hết.

Theo cơ quan bảo vệ môi sinh của Mỹ thì 9% hợp chất gây ô nhiễm môi trường là do hàm lượng VOCs.

Theo Hiệp hội các bệnh về phổi ở Mỹ (American Lung Association) VOCs có thể gây khó chịu mắt và da, các vấn đề liên quan đến phổi và đường hô hấp, gây nhức đầu, chóng mặt, các cơ bị yếu đi hoặc gan và thận bị hư tổn.

Các chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs)
Các chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) (Ảnh minh họa)

2. Tác hại từ bụi

Bụi là tên chung cho các hạt chất rắn có đường kính nhỏ cỡ vài μm đến nửa milimet. Nó tự lắng xuống theo trọng lượng của chúng hoặc có thể lơ lửng trong không khí trong một thời gian. Khi bụi phân tán mạnh trong không khí thì được gọi là aerosol rắn.

Thông thường lượng bụi sinh ra từ các quá trình công nghệ chiếm khoảng 43%, phương tiện giao thông chiếm khoảng 13% và sản xuất điện năng chiếm khoảng 12%.

Các hạt bụi gây nguy hại đến con người, động vật và làm chậm sự phát triển của thực vật. Chúng gây tác hại nghiêm trọng đến các công trình xây dựng, thay đổi thời tiết tại địa phương.

Bụi gây nên các bệnh: viêm cuống phổi, khí thủng suyễn, viêm phổi và bệnh tim.

Vừa rồi là nội dung về “thành phần và tác hại của các chất gây ô nhiễm không khí từ quá trình đốt cháy” mà Hợp Nhất chia sẻ đến quý bạn đọc, hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Hẹn gặp lại bạn ở những chủ đề tiếp theo. Môi trường Hợp Nhất là công ty môi trường chuyên nghiệp, thường xuyên chia sẻ các chủ đề hay về môi trường, hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật tin tức mới về môi trường.

Bộ phận Truyền thông & Marketing

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(15:46 15-10-2024)
Nâng cấp cải tạo hệ thống xử lý nước thải là việc làm cần thiết đối với những hệ thống đã hoạt động lâu ...
(15:33 15-10-2024)
Xử lý nước thải tại các trung tâm thương mại, mua sắm cần được xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Hệ ...
(12:01 15-10-2024)
Xử lý nước thải sản xuất dầu ăn bằng phương pháp nhân tạo giúp tăng quá trình phân hủy chất hữu cơ từ vi sinh ...
(10:48 15-10-2024)
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà ...
(09:36 15-10-2024)
Vi khuẩn kỵ khí bao gồm vi khuẩn, vi rút, nấm, tải, động vật nguyên sinh, trong đó vi khuẩn là phổ biến nhất.
(11:49 14-10-2024)
Trào lưu “xé túi mù” cũng góp phần vào tình trạng ô nhiễm môi trường khi rác thải từ nó là những chiếc túi, bao ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768