Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ môi trường cho doanh nghiệp

Theo luật BVMT, các cơ sở y tế cần làm gì?


1679 Lượt xem - Update nội dung: 18-01-2021 09:12

Đã kiểm duyệt nội dung

Hiện nay, tiêu chí để các cơ sở y tế không ngừng phát triển và mở rộng là hoàn thành mục tiêu xây dựng tiêu chí môi trường bền vững. Nhắc đến các kịch bản có thể xảy ra từ hoạt động khám, chữa bệnh, các cơ sở y tế phải đảm bảo hoàn chỉnh các mục tiêu phát triển gắn liền với việc bảo vệ và giữ gìn môi trường xung quanh.

Để hoàn thiện bức tranh toàn cảnh cũng như định hình hướng đi đúng đắn cho cơ sở y tế trong lĩnh vực BVMT, mời bạn cùng công ty xử lý môi trường Hợp Nhất điểm qua một vài nhiệm vụ quan trọng nhé!

Trước khi xây dựng cơ sở y tế

Xây dựng hệ thống XLNT hoàn chỉnh

Nước thải y tế vốn dĩ được xếp vào danh sách các nguồn thải nguy hiểm vì chúng chứa nhiều thành phần độc hại, ô nhiễm, vi khuẩn gây bệnh và thậm chí chất phóng xạ. Từ các sở nhỏ lẻ như trạm y tế xã, phường, thị trấn đến phòng khám đa khoa, bệnh viện tuyến tỉnh đều bắt buộc phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

Tùy thuộc vào quy mô và tính chất từng cơ sở mà thiết kế hệ thống phù hợp về diện tích, cơ sở hạ tầng, công nghệ và ưu tiên thiết bị vượt trội. Hầu hết các cơ sở này nằm xem lẫn ở khu dân cư đông đúc nên việc lắp đặt hệ thống cũng bị hạn chế vì thiếu quỹ đất xây dựng.

Điều đáng nói, để hoàn thành việc thi công HTXLNT này, các cơ sở đòi hỏi phải nghiên cứu và tính toán lưu lượng, khối lượng chất thải và nồng độ ô nhiễm từ nước thải y tế mà lên phương án thiết kế bản vẽ ứng dụng vào thực tế.

các cơ sở y tế cần làm gì để bvmt

Lập các loại hồ sơ môi trường

Lập ĐTM hay kế hoạch BVMT cũng là nhiệm vụ quan trọng để các cơ sở, bệnh viện thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Để căn cứ xem cơ sở thuộc đối tượng nào, bạn nên tham khảo qua Phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP:

  • Đối với dự án xây dựng cơ sở y tế, cơ sở khám chữa bệnh từ 100 giường bệnh trở lên thì lập báo cáo ĐTM.
  • Đối với dự án xây dựng cơ sở y tế, cơ sở khám chữa bệnh từ 20 đến dưới 100 giường bệnh thì lập kế hoạch BVMT.

Như vậy, tùy thuộc theo quy mô mà các cơ sở phải hoàn tất thủ tục, hồ sơ trình nộp lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Mỗi hồ sơ sẽ yêu cầu tính chất, quy trình và quá trình thực hiện khác nhau, vì thế cơ sở y tế cần lưu ý để thực hiện đầy đủ yêu cầu công việc để tránh sai phạm liên quan đến vấn đề pháp lý.

Trong quá trình dự án hoạt động

Xin cấp giấy phép xả thải

Giấy phép xả thải vào nguồn nước chỉ được thực hiện khi cơ sở đã hoàn chỉnh HTXLNT. Giấy phép này được thực hiện định kỳ hằng năm với tần suất lấy mẫu, phân tích liên quan đến chất lượng nước sau xử lý có đạt chuẩn hay không.

Nghị định 201/2013/NĐ-CP là căn cứ quan trọng để hoàn thiện giấy phép. Đối với cơ sở xả thải với quy mô lớn và chứa nhiều chất độc hại, chất phóng xạ thì phải xin cấp giấy phép vào nguồn nước đúng quy định.

Quản lý chất thải y tế đúng cách

Chất thải nguy hại bao gồm nhiều chất dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, nổ, dễ ăn mòn và nguy hại nếu không được tiêu hủy an toàn.

  • Giảm chất thải tại nguồn, tăng cường sử dụng sản phẩm tái chế, tái sử dụng, kiểm soát chặt chẽ quá trình phân loại.
  • Thu gom chất thải, phân loại, tập hợp, đóng gói và lưu trữ tạm thời chất thải tại nơi phát sinh.
  • Vận chuyển chất thải đến nơi xử lý, lưu trữ hoặc tiêu hủy.
  • Đối với chất thải có nguy cơ gây ô nhiễm cần khử trùng và diệt khuẩn.

Xin sổ chủ nguồn thải

Các cơ sở y tế là nơi phát sinh nhiều CTR và CTNH vì thế họ phải xin cấp sổ chủ nguồn thải. Quá trình thực hiện sổ chủ được thực hiện theo quy định trong Thông tư 36/2015/TT-BTNMT. Đối tượng phải thực hiện là cơ sở phát sinh CTNH lớn hơn 600 kg/năm.

Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ hằng năm

Áp dụng đối với cơ sở đã đi vào hoạt động và tần suất lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là 2 lần/năm. Quan trắc môi trường là công cụ quan trọng để thúc đẩy các cơ sở, doanh nghiệp an tâm hoạt động mà không sợ phát sinh bất kỳ sự cố nào.

Lập báo cáo quản lý chất thải y tế đúng quy định

Báo cáo này được lập mỗi năm 1 lần và cơ sở phải trình nộp lên Sở Y tế và Sở TNMT xem xét và thẩm định

Lập báo cáo xả thải

Đối với cơ sở có phát sinh nước thải đều phải lập báo cáo xả thải vào nguồn nước.

Trên đây là một số yêu cầu quan trọng để các cơ sở y tế, khám chữa bệnh hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với môi trường. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ loại hồ sơ nào thì liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ nhé!

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(10:39 10-01-2025)
Giấy phép môi trường là hồ sơ thủ tục pháp lý quan trọng của doanh nghiệp chính thức được triển khai cùng với quy ...
(09:59 16-09-2024)
Dịch vụ xử lý nước thải cho hộ chăn nuôi của Hợp Nhất ra đời với mục đích giúp doanh nghiệp xử lý tốt nguồn ...
(08:39 28-03-2024)
Việc thi công hệ thống xử lý nước thải là hoạt động quan trọng mà doanh nghiệp phải triển khai trước khi dự án ...
(08:36 28-03-2024)
Dịch vụ tư vấn lập ĐTM dự án, viết báo cáo đánh giá tác động môi trường cho doanh nghiệp hoạt động ở tất cả ...
(16:47 30-10-2023)
Dịch vụ nâng công suất cho hệ thống xử lý nước thải tại công ty Môi trường Hợp Nhất rất linh hoạt và bám sát ...
(16:37 06-09-2023)
Dịch vụ tư vấn môi trường miễn phí qua zalo 24h. Tổng đài 0938857768 trực tuyến, tư vấn online 24/24 qua zalo hoàn toàn ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768