Thiệt hại hàng chục tỷ USD do ô nhiễm không khí
Đã kiểm duyệt nội dung
Trong thời gian qua, ô nhiễm không khí trở thành trở ngại lớn đối với người dân, nhất là Hà Nội, TP. HCM cùng các đô thị sầm uất khác. Chỉ số ô nhiễm không khí liên tục diễn biến xấu trong nhiều ngày từ 3 tháng đầu năm 2020. Mặc dù khá nhiều công nghệ xử lý được ứng dụng như xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học, xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ nhưng mức độ ô nhiễm không khí vẫn chưa được cải thiện rõ rệt.
Một số nguồn phát thải ô nhiễm như giao thông vận tải, nhà máy sản xuất xi măng, luyện thép, nhiệt điện, hóa chất, nhà máy nhiệt điện than là những nguồn ô nhiễm chính. Chưa kể đến các lò đốt rác y tế, chất thải rắn sinh hoạt, đốt rơm rạ, công trình xây dựng, làng nghề chế biến, tái chế hoặc việc sử dụng than tổ ong, than củi để đun nóng phát sinh nhiều bụi và khí thải độc hại.
Ô nhiễm không khí phát sinh từ nhiều ngành
Ở TP. HCM và Hà Nội đang trong giai đoạn xây dựng, cải tạo và thay đổi bộ mặt môi trường. Hoạt động phá dỡ, vận chuyển nguyên vật liệu, xây dựng, thiết bị máy móc phục vụ hoạt động xây dựng,… gây ô nhiễm không khí. Hoạt động du lịch, nhà hàng, quán ăn, trung tâm thương mại có phát sinh khí thải, tiếng ồn làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của người dân.
Ngành nhiệt điện than có khoảng 29 nhà máy phát sinh tro xỉ, bụi, khí SO2, NOx, CO2; 35 nhà máy xi măng lò quay có phát sinh ON bụi, SO2; 35 nhà máy phát thải nhiều bụi, SO2, NO2, CO chưa kể nhiều mỏ khai thác khoáng sản, mỏ than, các nhà máy sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu.
Ở Việt Nam trong 10 loại bệnh nguy hiểm thì có đến 6 căn bệnh liên quan đến đường hô hấp vì hít phải nhiều khí độc hại. Đặc biệt, chất lượng không khí suy giảm chính là nguyên nhân gây thiệt hại kinh tế từ 10,82 – 13,63 tỷ USD (chiếm 4,4 – 5,6% GDP).
Chất lượng không khí của nước ta ngày càng đi xuống và xếp ở vị trí 159 – 161 các quốc gia ô nhiễm không khí. Theo thống kê và theo dõi của nhóm nghiên cứu từ trường Đại học Kinh tế quốc dân Việt Nam có đến 50.000 người chết vì ô nhiễm không khí, cao gấp 5 lần so với số người chết do tai nạn giao thông.
Hiện nay cũng có khá nhiều quốc gia chịu thiệt hại nặng nề từ nguồn không khí ô nhiễm. Ví dụ Ấn Độ có mức độ ô nhiễm không khí cao hơn 50 lần tiêu chuẩn cho phép, Thái Lan đóng hơn 400 trường học. Ở Trung Quốc, ô nhiễm do bụi, bụi mịn và ozone thiệt hại đến 267 tỷ NDT (38 tỷ USD).
Ngoài ra, các chất khí ô nhiễm là thủ phạm gây ra hiện tượng lắng và hình thành nên những cơn mưa axit, hủy hoại hệ sinh thái, chất lượng của các công trình xây dựng cũng bị suy giảm. Bởi lẽ các chất khí thường có tính axit, khi kết hợp với hơi nước và tồn đọng trên những đám mây. Khi rơi xuống sẽ giết chết thực vật, cây cối, động vật, các loài thủy sinh dưới nước. Ngoài ra, mưa axit làm biến đổi tính chất của nước sông, suối,… làm tổn hại đến các sinh vật dưới nước.
Giải pháp cải thiện chất lượng không khí
Ở Việt Nam, nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có nên chưa thể đáp ứng kịp thời các tiêu chuẩn môi trường. Kinh tế nước ta tập trung ưu tiên vào nguồn nhân lực sản xuất, ít chú trọng hoặc bỏ qua các tiêu chuẩn môi trường nên nhiều doanh nghiệp phải trả giá đắt về ô nhiễm môi trường.
Để gắn liền với công tác xử lý môi trường đặc biệt là khí thải công nghiệp hữu hiệu kết hợp hài hòa với nền kinh tế thị trường thì nhất định doanh nghiệp phải đề xuất giải pháp đồng bộ. Cần ứng dụng giải pháp dự báo, khuyến cáo và thực thi chính sách loại bỏ những nguồn gây ô nhiễm không khí.
Cần cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, tái sử dụng chất thải. Điển hình như việc tái sử dụng bụi từ nhà máy bột xi măng tái sử dụng, thu hồi khí CO2 bán cho nhà máy sản xuất đồ uống, khói bụi thu lại để làm mực in.
Cần chú trọng đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng BVMT nhằm giải quyết các vấn đề ô nhiễm cần chú trọng đến 4 nguồn thu chính như thuế cacbon, phí ô nhiễm môi trường, trái phiếu môi trường và hợp tác công tư. Những nguồn phí này cần được ứng dụng cho việc giám sát hệ thống xử lý phù hợp, đầu tư nguồn năng lượng sạch – năng lượng tái tạo; hỗ trợ việc tái cấu trúc nền kinh tế theo xu hướng xanh.
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quan trắc, giám sát nguồn thải, yêu cầu doanh nghiệp lắp đặt hệ thống quan trắc, kết nối dữ liệu đến các cơ quan môi trường nhất là các ngành nhiệt điện than, sắt thép, xi măng và hóa chất.
Xem thêm danh mục công ty xử lý khí thải tại TP.HCM giá tốt!