Thiết kế chương trình quan trắc môi trường không khí
Đã kiểm duyệt nội dung
Thiết kế chương trình quan trắc môi trường không khí dựa trên những tác động về chất lượng không khí xung quanh, hệ sinh thái với dữ liệu mang tính khả thi cao. Theo đó, các chương trình phải phù hợp với điều kiện thực tế trong từng giai đoạn và điều chỉnh theo từng bước quan trắc.
1. Nguyên tắc thiết kế chương trình quan trắc môi trường không khí
- Phải đảm bảo tính khoa học, hiện đại và có tính kế thừa được thể hiện khi thiết kế chương trình quan trắc môi trường không khí.
- Phải tránh trường hợp trùng lặp với các chương trình quan trắc môi trường khác ở địa phương.
- Các vị trí quan trắc được thiết kế phải xa các nguồn thải như không sát cửa nguồn thải và đặt phía ngoài hàng rào các KCN.
- Chương trình sẽ được rà soát và điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng các tiêu chuẩn của cơ quan quản lý về BVMT.
- Các chương trình quan trắc phù hợp với Luật BVMT và đáp ứng các mục tiêu quan trắc BVMT đảm bảo chất lượng theo thời gian và không gian mang tính khả thi cao.
- Phải tuân thủ theo quy trình, quy phạm và hướng dẫn kỹ thuật cho từng thành phần môi trường không khí cần quan trắc.
2. Làm thế nào để thiết kế chương trình quan trắc môi trường không khí?
2.1. Xác định vị trí và số lượng điểm quan trắc không khí
Xác định vị trí quan trắc tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội đưa ra số điểm cần quan trắc. Trước khi quan trắc phải điều tra, khảo sát các nguồn thải ô nhiễm môi trường không khí.
Điểm quan trắc đáp ứng các yêu cầu cần quan trắc, vị trí quan trắc phải chịu ảnh hưởng các yếu tố môi trường. Đặc biệt, điều kiện địa hình nơi quan trắc phải thuận tiện, thông thoáng. Với địa hình phức tạp, vị trí quan trắc được xác định theo chủ thể theo điều kiện phát tán cục bộ.
2.2. Xác định thông số quan trắc không khí
- Quan trắc các thông số tại hiện trường gồm hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, bức xạ mặt trời,…
- Quan trắc các chất độc trong không khí như Chì, Cadimi, Asen, Niken, Crom,…
- Quan trắc các thông số môi trường cơ bản như SO2, NO-, NO2-, NOx, CO, O3, PM10 VÀ PM2.5.
Lưu ý: Tất cả các thông số quan trắc phải đảm bảo quy chuẩn QCVN 06:2009/BTNMT.
2.3. Xác định thời gian tần suất và số lượng mẫu quan trắc
Xác định tần suất và thời gian quan trắc tại địa điểm quan trắc. Việc này đòi hỏi phải phù hợp với công tác quản lý môi trường, mục tiêu quan trắc, đặc điểm nguồn nước và điều kiện kinh tế - kỹ thuật. Tần suất quan trắc nền tối thiểu 1 lần/tháng và quan trắc tác động tối thiểu 6 lần/năm.
2.4. Lập kế hoạch quan trắc không khí
- Lập kế hoạch bảo trì – bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chỉnh các thiết bị quan trắc và thiết bị phân tích tại hiện trường.
- Xác định phương tiện có tham gia lấy mẫu.
- Lập kế hoạch đảm bảo chất lượng, kiểm soát chất lượng QA/QC phải phù hợp với quy trình thiết kế chương trình quan trắc môi trường không khí.
- Lên kế hoạch lập danh sách nguồn nhân lực thực hiện quan trắc.
- Lập danh mục thiết bị, dụng cụ, hóa chất quan trắc tại hiện trường và phân tích tại phòng thí nghiệm.
- Các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm.
- Lập dự toán kinh phí thực hiện quan trắc không khí.
2.5. Xác định phương pháp lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển và phân tích mẫu
- Cần tiến hành đo các thông số tại hiện trường và xác định phương pháp đo, số liệu, phân tích và lấy mẫu phân tích tuân thủ theo từng phương pháp nhất định.
- Các quy định bảo quản mẫu phải được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp nhưng không quá 24 giờ. Việc lấy mẫu theo phương pháp hấp thụ thì bảo quản trong lọ thủy tinh. Đối với mẫu CO lấy mẫu theo phương pháp thay thế thì bảo quản tránh vỡ và hạn chế rò rỉ. Đối với mẫu bụi thì bảo quản trong bao kép.
- Dựa vào số liệu và điều kiện phòng thí nghiệm mà việc phân tích thông số phải tuân thủ trong từng phương pháp nhất định.
Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên quan trắc và lập hồ sơ môi trường cho nhiều doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn chi tiết nhé!