Dịch vụ thiết kế hệ thống thoát nước thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Việc thiết kế hệ thống thoát nước thải phải thực hiện đồng bộ từ giai đoạn xây dựng hệ thống xử lý nước thải, mạng lưới thu gom, chuyển tải nước thải cho đến đánh giá, xem xét tính phù hợp giữa các kỹ thuật, công nghệ và quy mô sản xuất, tổng mức đầu tư của dự án. Vậy điều kiện nào để thiết kế hệ thống? Các bước thiết kế cơ bản nào đối với hệ thống thoát nước thải?
Điều kiện để thiết kế hệ thống thoát nước thải
Theo Nghị định 80/2014/NĐ-CP thì hệ thống thoát nước khi được thiết kế, xây dựng phải định kỳ bảo trì, bảo dưỡng. Các hệ thống này phải sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường vừa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương vừa đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
Khi thiết kế hệ thống thoát nước khu dân cư, khu công nghiệp điều quan trọng phải đánh giá tổng quan hiện trạng nước mưa, hệ thống thoát nước thải, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, quy chuẩn áp dụng, nguồn tiếp nhận, mạng lưới thoát nước; mức độ ô nhiễm môi trường, vị trí, quy mô hệ thống XLNT, công nghệ xử lý nước thải,... phù hợp với đặc thù từng loại nước thải.
Các bước thiết kế hệ thống thoát nước thải
B1: Đánh giá nhu cầu thoát nước thải
Tính toán 80% lượng nước cấp trong ngày dùng nước lớn nhất thành lưu lượng nước thải cần dùng: Qth = 80%Qsh
B2: Xác định, tính toán thể tích bể tự hoại
Wbể tự hoại = 0,75 x Qth +4,75 (m3)
Với:
Qth: lưu lượng nước thải trong ngày m3 (lấy bằng 80% Qngd)
Các đơn vị được tính toán theo bảng K-2 “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước thải trong nhà và công trình”. Hoặc dung tích bể tự hoại: W = Wn + Wc
W: thể tích của bể (lấy 80% lượng nước cấp trong ngày)
Wc: thể tích cặn của bể (Wc = N (a.T (100-w1).b.c)/(1000.(100-w2)
Với:
a: lượng cặn thải ra trong ngày của một người (a = 0,4 l/người ngày)
T: thời gian 6 tháng lấy cặn, T = 180 ngày
W1: độ ẩm cặn tươi của hệ thống (W1 = 95%)
b: hệ số lên men giảm thể tích (b = 0,7)
c: hệ số của lượng cặn hoạt tính (c = 1,2)
N: số người phục vụ
B3: Xác định, tính toán thể tích bể tách dầu mỡ
Bể này có vai trò tách dầu mỡ trong nước thải, ngăn chặn việc dính bám cặn dầu mỡ trên các đường ống, thiết bị.
W = Q x t (m3)
Với:
W: thể tích tính toán cho bể tự hoại (m3)
Q: lưu lượng trung bình (m3/h)
t: thời gian lưu nước (20 – 60 phút)
Chọn chiều cao của bể là H (m)
Chiều cao xây dựng: Hxd = H + Hbv = H + (0,3-0,5)
Diện tích hữu ích của bể: F = W/M (m2)
B4: Tính toán chọn bơm thoát nước
Tính toán lưu lượng của bơm thoát nước thải bể tự hoại đủ để đảm bảo thoát nước trong giờ dùng nước lớn nhất. qth = qc + qdc (l/s)
qc: lưu lượng lượng nước đầu vào bể tự hoại (l/s) được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 4513:1988.
qdc: lưu lượng lớn nhất của việc sử dụng dụng cụ vệ sinh lấy theo bảng 1 của TCVN 4474:1987.
qmax: lưu lượng nước thải cho phép 1 ống đứng (lấy theo bảng 8 TCVN 4474:1987).
Công thức tính toán cột áp của bơm nước thải: Hb > hhh + htt + hdp
Tính toán bơm thoát nước tầng hầm: nếu tầng hầm dốc lên, xuống xe lộ thiên, tính toán lưu lượng bơm phải đảm bảo thoát toàn bộ nước mưa cho dốc,…
B5: Xác định công thức tính thủy lực cho mạng lưới thoát
Lưu lượng sử dụng trong đường ống: qth = qc + qdc
Với:
qth: lưu lượng nước thải trong đoạn ống.
qc: lưu lượng nước cấp bên trong theo tiêu chuẩn TCVN 4513:1988.
qdc: lưu lượng dụng cụ vệ sinh vào thời điểm lớn nhất theo bảng 1 của TCVN 4474:1987.
qmax: lưu lượng nước thải cho 1 ống đứng (lấy theo bảng 8 TCVN 4474:1987).
B6: Thiết kế hệ thống thoát nước mưa
Lưu lượng trên mái để thoát nước mưa sẽ tính theo công thức:
Q = K.F.q5/10000 (l/s) (F = Fmái + 0.3Ftường)
F: diện tích thu nước (m2)
Fmái: diện tích hình chiếu của mái
Ftường: diện tích mái hoặc cao trên mái khi tiếp xúc với tường (m2)
K = hệ số lấy bằng 2
q5: cường độ l/s.ha đối với thời gian mưa 5 phút và chu kỳ vượt quá cường độ tính toán bằng 1 năm (phụ lục 4474:1987).
Nếu Quý Khách hàng cần tư vấn thiết kế HTXLNT, hệ thống thoát nước thải thì hãy liên hệ ngay Công ty môi trườngxử lý nước thải qua Hotline 0938.857.768.