Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ làm giấy phép môi trường

Tính Toán Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt


11314 Lượt xem - Update nội dung: 25-09-2023 14:19

Đã kiểm duyệt nội dung

Nước thải sinh hoạt bắt nguồn từ nhiều mục đích và thành phần khác nhau. Vì thế, xây dựng và tính toán hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt là công việc bắt buộc phải thực hiện khi mà ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người và sinh vật.

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải được xem là thế mạnh của Hợp Nhất – đơn vị xử lý nước thải chuyên nghiệp. Sự tính toán tỉ mỉ, cân nhắc chi phí, ước lượng nguyên vật liệu thích hợp cũng như lựa chọn thông số tỷ lệ sao cho hợp lý chính là điều kiện cần và có trong hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh được đội ngũ nhân viên, kỹ sư của chúng tôi thiết kế.

Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải
Tình toán thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt là bước quan trọng

Cách tính toán hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Dưới đây là một số ví dụ về cách tính toán các thông số trong hệ thống xử lý nước thải, mời bạn đọc cùng tham khảo:

1. Song chắn rác

  • Độ dốc: I = 0,008;
  • Vận tốc dòng nước trước song chắn rác: V = 0,6 m/s;
  • Độ dày: h = 0,5 m;
  • Số khe hở của song chắn rác: h1 = H = 0,5m;
  • Công thức tính số khe hở của song chắn rác: Q x K/v x b x h1 = 0,14 x 1,05/0,6 x 0,06 x 0,5;
  • Số thành chắn: m = n -1 = 31 – 1 =30 thành;
  • Chiều rộng được tính theo công thức B(s) = s(n + 1) +b x n = 0,008(31 + 1) + 0,016 x 31 = 0,752;
  • Chiều dài phần mở rộng trước thanh chắn rác: L1 = 0,07;
  • Chiều dài phần mở rộng sau thanh chắn rác: L2 = L1/2 = 0,07/2 = 0,035;
  • Chiều sâu phần mương đặt song chắn rác: H = h1 + h(s) + h(bv) = 0,5 + 0,044 + 0,5 = 1,044 m;
  • Khối lượng rác được giữ lại: W© = a x Nn/365x1000 = 8 x 80682/365 x 1000 = 1,77 m3/ng.đ;
  • Trọng lượng rác ngày đêm: P = W© x G = 1,77 x 750 = 1327,5 kg/ng.đ;
song chắn rác
Song chắn rác

2. Bể lắng cát

  • Thể tích của bể lắng cát: W(b) = Q x t = 0,14 x 60 = 8,4m3
  • Chiều dài bể lắng cát ngang tính theo công thức: L = 1000 x K x H(tt) x v/U(0) = 1000 x 1,7 x 0,25 x 0,3/18,7 = 6,82 m
  • Diện tích tiết diện bể lắng cát ngang: F = Q/v = 0,14/0,15 = 0,93 m3
  • Chiều rộng của bể lắng cát: B = F/H(tt) = 0,93/0,25 = 3,72 m
  • Thể tích chứa cặn của bể lắng cát ngang: W = P x N x t/1000 = 0,02 x 80682 x 2/1000 = 3,23 m3;
  • Chiều cao của lớp cát: H(c) = W/lxbxn = 3,23/6,82 x 3,72 x 1 =0,13 m;
  • Chiều cao toàn bộ bể lắng cát ngang: H(xd) = H(ttmax) + h© +h(bv) = 1 + 0,13 + 0,5 = 1,63 m;
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

3. Bể điều hòa

  • Thể tích của bể điều hòa: W = Q(h) x t = 513,44 x 4 = 2053,76 m3;
  • Chiều cao xây dựng: H = h + h(bv) = 4 + 0,5 = 4,5 m;
  • Diện tích mặt bể: F = W/H = 2053,76 m3/ 4,5 m = 456,39 m2;
  • Lượng không khí cần thiết: L(khí) = Q(h) x a = 513,44 x 3,74 = 1920,27 m3;
  • Số lỗ trên mặt ống: N = q (ống)/q (lỗ) = 192/0,678 = 279,5 = 280 lỗ.

4. Bể Aertank

  • Lượng không khí cần thiết cung cấp cho bể Aerotank: D = 3,2 m3/m3;
  • Kích thước của bể: F = 391,2 m2;
    • Thể tích của bể Aerotank: W = F x H = 391,1 x 4 = 1564,8 m3;
  • Chiều dài của bể: L = 48,9 m;
  • Lượng bùn hoạt tính tuần hoàn: P = 66,94%;
  • Lưu lượng trung bình của hỗn hợp bùn: Q(th) = 343,7 m3 hoặc 95,5 L/s;
  • Lượng chất lơ lửng tăng lên 30%: C(hh) = C(hh) x (100 +30)% = 156 x 130% = 202,8 mg/L;
  • Hàm lượng BOD giảm 50%: L(hh) = L(hh) x (100 – 50)% = 97,92 x 50% = 48,96 mg/L.

5. Bể khử trùng

  • Lượng clo hoạt tính cần thiết: Y(a) = 1,54 kg/h;
  • Thể tích của bể: W = Q x t = 513,44 x 0,5 = 256,72 m3;
  • Bể khử trùng có 5 ngăn và thể tích của mỗi ngăn: W1 = 51,2 m3;
  • Diện tích của mỗi ngăn: F1 = 11 m2;
  • Đường kính của bể: D = 3,74 m.
Bể khử trùng thường được bơm vào một lượng hóa chất xử lý nước thải

6. Bể nén bùn

  • Thể tích của bùn hoạt tính: W(b) = 21,4 m3/h;
  • Lượng bùn dư đưa đến bể nén bùn: Q(bd) = 0,5 x W(b) = 0,5 x 21,4 = 10,7 m3/h;
  • Diện tích hữu ích bề mặt: F1 = 29,72 m2;
  • Diện tích ống trung tâm của bể nén bùn: F1 = 0,09 m2;
  • Bể nén bùn có đường kính: D = 6,16 m;
  • Đường kính ống trung tâm: d = 0,33 m;
  • Đường kính phần loe của ống: d1 = 1,35 x d = 1,35 x 0,33 = 0,445 m;
  • Đường kính tấm chắn: d(ch) = 1,3 x d1 = 1,3 x 0,445 = 0,57 m;
  • Chiều cao phần lắng của bể nén bùn: H1 = v1 x t x 3600 = 0,0001 x 10 x 3600 = 3,6 m.

Để tính toán hệ thống xử lý nước thải bằng những số liệu cụ thể, mỗi một bộ phận có chức năng riêng biệt vì thế từ kích thước diện tích cho đến dung tích, chiều dài rộng cũng vì thể cũng khác nhau. Nếu Quý khách có nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải, có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí nhé!

Bài viết liên quan: Thi công hệ thống xử lý nước thải

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(09:31 17-05-2024)
Tháp xử lý khí thải scrubber hay còn được gọi là tháp rửa khí scrubber là thiết bị có hình trụ tròn hoặc hình chữ ...
(09:47 16-05-2024)
Các loại tháp xử lý mùi thường có hình dạng bề ngoài giống nhau nhưng khác về cấu trúc bên trong, phổ biến nhất là ...
(11:20 15-05-2024)
Tháp hấp phụ than hoạt tính hay còn được gọi là tháp than hoạt tính là thiết bị dùng để xử lý mùi các loại khí ...
(16:00 14-05-2024)
Xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí là quá trình xử lý nước thải trong điều kiện yếm khí (không có khí oxy).
(08:35 14-05-2024)
Nước cấp vào có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của bia và hiệu quả kinh tế của sản phẩm và đó là lý do ...
(09:53 13-05-2024)
Đối với nước cấp dùng cho mục đích ăn uống, cần xử lý đạt quy chuẩn QCVN 01: 2009/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768