Thời điểm nào cần lập giấy phép xả thải?
Đã kiểm duyệt nội dung
Thời gian này, công ty môi trường Hợp Nhất thường xuyên thực hiện giấy phép xả thải cho doanh nghiệp. Đây vốn dĩ là loại hồ sơ môi trường không thể thiếu nếu doanh nghiệp có hoạt động xả thải ra môi trường.
Theo Luật tài nguyên nước 2012, tất cả doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước bằng cách xin giấy phép xả thải phù hợp theo lưu lượng, chế độ xả thải và đặc trưng nguồn thải để các cơ quan Nhà nước làm căn cứ để xem xét nguồn thải có ảnh hưởng đến môi trường nước hay không.
Trước đó, mọi vấn đề liên quan đến việc lập hồ sơ xả thải được thực hiện dựa theo Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định một số điều của Luật Tài nguyên nước; Nghị định 27/2014/TT-BTNMT hoặc Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ.
Khi nào cần xin giấy phép xả thải? Quy trình thực hiện giấy phép có phức tạp hay không? Nhà nước có quy định như thế nào về công tác xử lý môi trường đối với các doanh nghiệp? Làm sao để thực hiện đồng bộ loại hồ sơ này?
1. Thời điểm xin giấy phép xả thải
Giấy phép xả thải thuộc giấy phép tài nguyên nước được nhà nước quy định đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở nuôi trồng thủy sản có phát sinh nước thải. Điều này có vai trò quan trọng giúp đảm bảo nguồn nước xả vào nguồn tiếp nhận vẫn đảm bảo được chất lượng đầu ra. Đây được xem là thời điểm để doanh nghiệp tiến hành lập giấy phép xả thải theo những thủ tục, quy trình đúng với pháp lý.
Các bước thực hiện giấy phép xả thải
- B1: Khảo sát và tổng hợp số liệu dữ liệu cần thiết cho việc lập hồ sơ xả thải.
- B2: Đo đạc, lấy mẫu, xác định vị trí của nguồn thải và vị trí nguồn tiếp nhận.
- B3: Phân tích, đánh giá tác động của nước thải phát sinh từ hoạt động của dự án đến tài nguyên nước và môi trường.
- B4: Xác định đặc trưng của nguồn nước thải và hệ thống xử lý nước thải thực tế.
- B5: Mô tả đặc trưng của công trình xử lý nước thải như phương thức, chế độ và lưu lượng xả thải.
- B6: Tiến hành phân tích, đánh giá tác động hiện trạng xả thải của các công trình.
- B7: Đề xuất phương pháp xử lý, hạn chế và giảm thiểu mức độ ô nhiễm nguồn thải.
- B8: Phân tích, đánh giá những tác động trong quá trình xả thải của đối tượng vào nguồn tiếp nhận.
- B9: Lập bản đồ vị trí xả thải vào nguồn tiếp nhận với tỷ lệ 1/10.000.
- B10: Lập sơ đồ khảo sát, lấy mẫu.
- B11: Tổng hợp số liệu hoàn chỉnh và nộp cho các cơ quan nhà nước theo quy định.
- B12: Chờ và nhận quyết định phê duyệt giấy phép.
2. Thời điểm gia hạn giấy phép xả thải nào là hợp lý?
Với giấy phép đã cấp trước đó, doanh nghiệp cần lưu ý đến việc gia hạn giấy phép xả thải. Việc gia hạn chỉ được thực hiện tại thời điểm giấy phép đã cấp hết hiệu lực ít nhất 90 ngày.
Làm thế nào để tăng cường công tác cấp phép xả nước thải vào nguồn nước?
- Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đang xả thải ô nhiễm ngừng hoặc thực hiện các biện pháp để hạn chế xả thải ô nhiễm, sớm khắc phục ô nhiễm môi trường.
- Ban hành chính sách hỗ trợ KCN, CCN, đô thị, khu dân cư,… đặc biệt các tỉnh nghèo trong việc xử lý ô nhiễm nguồn nước và xử lý nước thải.
- Tăng cường công tác thành tra, giám sát và quản lý việc thực hiện pháp luật liên quan đến tài nguyên nước của các cơ quan môi trường.
- Đề xuất biện pháp để nhân dân và xã hội lên tiếng mạnh mẽ và phát hiện kịp thời các sai phạm từ các doanh nghiệp đang xả thải ô nhiễm để bắt buộc họ có biện pháp khắc phục ô nhiễm.
- Buộc các cơ sở phải có giấy phép xả thải phải xử lý nước thải đạt yêu cầu và thực hiện nghiêm việc vận hành công trình bảo vệ môi trường đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.
3. Theo Luật BVMT 2020, giấy phép xả thải đã được thay đổi
Kể từ ngày 01.01.2022 (Luật BVMT 2020 có hiệu lực thi hành), giấy phép xả nước thải cùng với một số giấy phép thành phần trước kia (giấy phép xả khí thải công nghiệp, giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại, v.v...) đã được đổi thành giấy phép môi trường.
Vì vậy, ở thời điểm hiện tại Quý doanh nghiệp sẽ làm giấy phép môi trường thay thế cho giấy phép xả thải. Trường hợp nếu giấy phép xả thải đã hết hạn thì sẽ không được tiếp tục gia hạn mà phải xin giấy phép môi trường.
Nếu Quý doanh nghiệp có nhu cầu xin giấy phép xả thải (giấy phép xả thải), vui lòng liên hệ trực tiếp với dịch vụ tư vấn môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn chi tiết và miễn phí nhé!