Thông Số Kỹ Thuật Hệ Thống Xử Lý Nước Thải 600m3
Đã kiểm duyệt nội dung
Một khu phức hợp gồm trung tâm thương mại, văn phòng và tòa nhà cao cấp có tổng diện tích xây dựng là 43.400m2 với 804 căn hộ và 28 nhà vườn, lưu lượng nước thải cao nhất của khu phức hợp này là 595m3/ngày.đêm, chủ yếu là nước thải sinh hoạt. Để đáp ứng các quy định về môi trường, chủ đầu tư đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 600m3/ngày.đêm. Nếu bạn đang có nhu cầu thi công hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt với công suất 600m3/ngày.đêm thì bạn có thể tham khảo hệ thống của khu phức hợp này.
1. Phân tích nguồn phát sinh và đặc điểm nước thải
Các hoạt động trong khu phức hợp là trung tâm thương mại, mua sắm, giải trí, cho thuê văn phòng, dịch vụ chăm sóc khách hàng, nhà trẻ, bán đồ ăn, thức uống, đồ ăn nhanh và hoạt động sinh hoạt của cư dân, v.v... Nguồn phát sinh nước thải đến từ các hoạt động như sau:
- Hoạt động vệ sinh (xí, tiểu) của khối tòa nhà, nhà trẻ, văn phòng, trung tâm thương mại;
- Nước thải từ khu vực bếp (bồn rửa khu bếp) sơ chế nguyên liệu, chế biến thức ăn, rửa chén đĩa, dụng cụ;
- Nước thoát sàn, chậu rửa, phòng chứa, tập kết rác thải;
- Nước thải từ máy giặt của các tòa nhà;
- Nước thải từ tầng hầm;
- Nước thải bể bơi.
Tính chất đặc trưng của nước thải: Nước thải chứa các thành phần ô nhiễm như chất hữu cơ hòa tan, chất dinh dưỡng, chất tẩy rửa, vi khuẩn, vi trùng gây bệnh.
Từ việc xác định lưu lượng và phân tích đặc điểm. tính chất nước thải, phương án công nghệ xử lý nước thải là công nghệ AAO (yếm khí – thiếu khí – hiếu khí).
2. Hệ thống xử lý nước thải công suất 600m3/ngày.đêm
Đối với nước thải từ toilet: Được đưa vào bể tự hoại 3 ngăn để xử lý sơ bộ trước khi đưa vào bể điều hòa trước khi đi vào hệ thống xử lý nước thải 600m3/ngày.đêm
Đối với nước thải phát sinh từ khu vực bếp (có chứa lượng dầu mỡ lớn): Đưa vào bể tách mỡ để loại bỏ dầu mỡ trước khi đi vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt sau khi đã được xử lý sơ bộ sẽ đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung.

3. Quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt 600m3/ngày.đêm
Nước thải đầu vào > Bể điều hòa > Bể thiếu khí > Bể hợp khối xử lý bằng đệm vi sinh dính bám > Bể lắng lamen > Bể chứa trung gian > Thiết bị xử lý amoniac > Bể khử trùng > Nước thải sau xử lý đạt cột B, QCVN 14/2008/BTNMT
Thuyết minh quy trình xử lý
Quy trình xử lý nước thải diễn ra như sau:
Bể chứa nước thải đầu vào
Nước thải từ hố ga tập trung nước thải của cơ sở được chảy tự động vào ngăn chứa nước thải đầu vào. Từ đây nước sẽ được bơm bởi một máy bơm chìm sang bể hợp khối xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh bản địa có đệm dính bám. Tại đây xảy ra quá trình xử lý sinh học yếm khí, thiếu khí và hiếu khí.
Bể điều hòa
Nhiệm vụ của bể điều hòa: điều hòa lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải, làm giảm kích thước và tạo chế độ làm việc liên tục ổn định cho các công trình xử lý tiếp theo, tránh hiện tượng quá tải, nhằm hạn chế việc gây “shock” tải trọng cho vi sinh vật cũng như giữ cho hiệu quả xử lý nước thải được ổn định, các bể sinh học phía sau hoạt động hiệu quả. Dưới tác dụng của hệ thống sục khí thô được lắp dưới đáy bể, hàm lượng các chất dinh dưỡng được hòa trộn nhanh và đều vào trong nước thải. Nhờ quá trình xáo trộn này mà hỗn hợp nước thải qua bể điều hòa được hòa trộn giải phóng các chất hoạt động bề mặt trong nước thải, đồng thời phân hủy một phần chất hữu cơ trong nước thải (khoảng 10% BOD).
Bể thiếu khí
Bể thiếu khí được thiết kế theo dạng lọc sinh học với các giá thể chứa vi sinh thiếu khí. Nước thải sẽ được phân bố đều qua lớp màng vi sinh thiếu khí phía trong bể.
Tại đây, phản ứng hóa học sẽ tiếp tục xảy ra giữa những chất hữu cơ dạng BOD với sảnphẩm còn lại của quá trình phân hủy trong bể thiếu khí như phản ứng dưới đây:
NO3- + Chất hữu cơ (BOD – CxHyOz) ---> CO2 + H2O + N2 + OH
Thời gian sục và cường độ sục khí thay đổi liên tục, nó phục thuộc vào nồng độ oxy hòa tan (DO) trong bể hiếu khí. Nồng độ oxy phải được duy trì ở mức 2-5 mg/l (tốt nhất là 2-3 mg/l).
Bể hiếu khí
Nước thải trước tiên đi vào ngăn xử lý vi sinh hiếu khí. Nước được dẫn qua lớp đệm vi sinh có cấu tạo đặc biệt tạo thành dòng nước lan tỏa đi các nhánh trong lớp đệm tạo màng vi sinh tối đa phân bổ đồng đều trong lớp đệm. Bể hiếu khí có chức năng xử lý 70 – 80% các thành phần ô nhiễm trong nước thải.
Việc bổ sung các giá thể mang vi sinh sẽ làm tăng mật độ vi sinh có mặt trong bể để xử lý các chất ô nhiễm. Quá trình xử lý hiếu khí giảm thiểu được các chất ô nhiễm hữu cơ thông qua các phản ứng hóa học sau:
- Quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ dạng BOD:
O2 + Chất hữu cơ (BOD – CxHyOz) --- > CO2 + H2O + sinh khối
- Quá trình oxy hóa các hợp chất Nitơ:
O2 + NH4+ --- > NO2- + H2O + sinh khối
O2 + NO2- ---> NO3- + H2O + sinh khối
Thông qua quá trình này, các hợp chất hữu cơ dựng BOD, các hợp chất hữu cơ chứa Nitơ như NH4, NO2 được giảm thiểu 1 cách đáng kể. Thông qua quá trình này, các hợp chất hữu cơ dựng BOD, các hợp chất hữu cơ chứa Nitơ như NH4, NO2 được giảm thiểu 1 cách đáng kể.
Bể lắng
Sau khi ra khỏi bể hiếu khí, trong nước vẫn còn một lượng bông bùn lơ lửng. Do đó, để giảm lượng chất rắn thải ra ngoài, nước thải được đưa qua bể lắng để lắng các bông cặn này nhờ phương pháp lắng trọng lực. Bể này được thiết kế theo kiểu lắng bản mỏng (lamen) cho phép tăng bề mặt lắng đồng thời rút ngắn thời gian lưu nước.

Bể trung gian
Nước thải sau khi ra khỏi bể lắng (bể 7) được chảy sang bể trung gian. Bể trung gian có tác dụng lưu giữ nước thải. Khi đủ lưu lượng, nước thải sẽ được bơm lên thiết bị xử lý Amoni.
Thiết bị xử lý Amoni
Nước sau bể trung gian được bơm vào thiết bị lọc xử lý Amoni có các giá thể vi sinh đặt trên các giá đỡ trong tháp xử lý. Máy nén khí sẽ thổi khí từ dưới đáy tháp lên và nước thải được phun lên từ trên cao xuống tạo tiếp xúc giữa nước thải với giá đỡ vi sinh tăng cường hiệu quả xử lý Amoni.
Bể khử trùng
Nước thải sau khi đã được xử lý trong thiết bị lọc xử lý Amoni tuy là tương đối sạch nhưng vẫn còn chứa một lượng nhất định các vi khuẩn gây bệnh. Do đó cần được dẫn sang ngăn khử trùng để diệt trừ vi khuẩn trước khi xả ra môi trường. Nước thải từ bể khử trùng được dẫn tự chảy ra Hố ga thoát nước.
Xử lý bùn
Bùn, cặn lắng ở bể lắng sẽ được máy bơm hồi lưu 1 phần trở lại bể hợp khối vi sinh có đệm dính bám để đảm bảo được nồng độ bùn trong quá trình xử lý, phần bùn dư thừa định kỳ sẽ được hút đi bằng xe vệ sinh.
Nước sau xử lý đảm bảo QCVN:14/2008/BTNMT (cột B, K = 1,0) trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
4. Kích thước các bể xử lý nước thải
Thông số kỹ thuật của từng bể trong hệ thống xử lý nước thải 600m3/ngày.đêm
STT |
Hạng mục |
Số lượng |
Kích thước (D x R x C) |
Vật liệu |
1 |
Bể tự hoại |
9 |
Thể tích: 50 – 242m3 |
BTCT |
2 |
Bể bẫy mỡ |
9 |
Thể tích: 0,5 – 4m3 |
|
3 |
Bể chứa nước thải đầu vào |
1 |
2m x 2,1m x 4,2m |
|
4 |
Bể điều hòa |
1 |
2m x 2m x 2,2m |
|
5 |
Bể yếm khí |
1 |
6,5m x 4,6m x 4,2m |
|
6 |
Bể thiếu khí |
1 |
6,5m x 4,6m x 4,2m |
|
7 |
Bể hiếu khí |
1 |
6,5m x 4,6m x 4,2m |
|
8 |
Bể trung gian |
1 |
2,2m x 2,4m x 4,2m |
|
9 |
Bể lắng |
1 |
3,5m x 3,6m x 4,2m |
|
10 |
Bể khử trùng |
1 |
1,6m x 3,6m x 4,2m |
|
11 |
Thiết bị xử lý Amoni |
1 |
Hình trụ tròn, đường kính 1,6m, chiều cao 3,8m |
Thép không gỉ |
5. Hóa chất, vật liệu sử dụng trong hệ thống
+ Máy móc, thiết bị trong bể thu gom:
- Bơm nước thải
- Phao báo nước
+ Máy móc, thiết bị trong bể điều hòa:
- Lưới thô chắn rác bằng inox, lỗ từ 3 – 5mm
- Máy thổi khí
- Đĩa khí khô
+ Máy móc, thiết bị trong bể thiếu khí:
- Vật liệu (giá thể) mang vi sinh
+ Máy móc, thiết bị trong bể hiếu khí:
- Vật liệu (giá thể) mang vi sinh
- Đĩa khí tinh
- Máy thổi khí
+ Máy móc, thiết bị trong bể lắng:
- Tấm lắng lamen
- Bơm bùn
+ Máy móc, thiết bị trong bể khử trùng:
- Máy khuấy hóa chất chlorine
- Bơm định lượng dung dịch chlorine
- Bồn hóa chất
+ Các thiết bị phụ trợ khác:
- Đồng hồ đo lưu lượng nước thải
- Máy nén khí
- Thiết bị đóng cắt và điều khiển
- Tủ điện điều khiển
6. Chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải công suất 600m3/ngày.đêm
Đối với hệ thống xử lý nước thải có công suất 600m3/ngày.đêm có chi phí khoảng từ 5 tỷ đồng đến 9 tỷ đồng. Chi phí này là khác nhau tại mỗi doanh nghiệp do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Loại nước thải cần xử lý (nước thải sinh hoạt hay nước thải sản xuất);
- Yêu cầu chất lượng nước thải sau khi xử lý;
- Công nghệ xử lý;
- Kiểu thi công, lắp đặt hệ thống;
- Yêu cầu về chất lượng, xuất xứ của máy móc, thiết bị trong hệ thống;
- Vị trí xây dựng hệ thống.
Trên đây là một số thông tin về hệ thống xử lý nước thải công suất 600m3/ngày.đêm. Nếu bạn đang có nhu cầu thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải với công suất tương tự hoặc các công suất khác thì có thể liên hệ trực tiếp Hotline: 0938.857.768 để được trao đổi cụ thể hơn.