Thông số vận hành của hệ thống công nghệ MBR
Đã kiểm duyệt nội dung
Công nghệ MBR trong thời gian qua được ứng dụng khá phổ biến trong xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Là công nghệ hiện đại, MBR áp dụng thành công cho nhiều nguồn thải khác nhau với mục đích kiểm soát chất ô nhiễm.
Trong bể phản ứng MBR bao gồm các yếu tố như:
- Oxy hòa tan (DO) đảm bảo hoạt động sống của sinh vật, thúc đẩy quá trình sinh hóa và giảm thiểu các tác nhân ô nhiễm.
- MLSS thì phân hủy hợp chất hữu cơ.
- Thời gian lưu thủy lực (HRT) thì tác động đến tải trọng và dung tích của bể.
Bể phản ứng MBR duy trì hoạt động xử lý nước thải hiệu quả cho nhiều công trình XLNT chuyên dụng.
Ảnh hưởng từ thời gian lưu thủy lực (HRT)
Yêu cầu này ảnh hưởng đến các chỉ số ô nhiễm như TSS, BOD5, COD, TN, TP trong suốt quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải. Theo đó, HRT càng thấp thì càng tăng tải trọng hữu cơ cũng như tăng cường hoạt động của VSV.
- Bể MBR khi được cấp khí liên tục sẽ thúc đẩy quá trình loại bỏ tốt nito và photpho dựa vào cơ chế nitrat hóa – khử nitrat và hấp thụ giải phóng photpho.
- Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm tăng dần theo thời gian khi tăng tải trọng hữu cơ cũng như giá trị BOD5 và COD đều đạt quy chuẩn kỹ thuật.
- Trong quá trình vận hành, do thời gian lưu ngắn sẽ tăng hiệu quả xử lý chất ô nhiễm.
- Như vậy, vai trò HRT rất quan trọng với khả năng xử lý chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt bằng công nghệ MBR.
Ảnh hưởng MLSS trong việc loại bỏ chất ô nhiễm
So với các công nghệ để xử lý nước thải theo cách truyền thống, bể phản ứng MBR duy trì nồng độ bùn ở mức cao và hiệu quả xử lý tốt hơn. Hầu hết, bùn sinh học được giữ lại trong bể phản ứng, mật độ vi sinh giúp nâng cao hiệu suất xử lý chất ô nhiễm.
Qua nhiều thí nghiệm, MLSS có khả năng xử lý nhiều chất ô nhiễm trong nguồn thải như BOD5, COD, TSS, TN, TP hoặc nito, photpho. Nồng độ bùn MLSS không tác động tiêu cực đến bể phản ứng. Sở dĩ MBR tạo ra nguồn nước sạch đạt chuẩn vì nó có màng lọc kích thước siêu nhỏ, có chức năng lọc hết cặn bẩn.
Và MLSS được chứng minh có thể loại bỏ thông số ô nhiễm, ổn định và giữ cho nguồn nước sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật xả thải.
Ảnh hưởng từ giá trị DO đến việc xử lý chất ô nhiễm
- Không có DO, bể MBR khó mà hoạt động. Bởi lẽ DO là nồng độ oxy hòa tan có vai trò cung cấp không khí cho VSV sinh trưởng.
- DO cũng ảnh hưởng đến quá trình xử lý BOD5, COD, TSS, chất dinh dưỡng (Nito và photpho).
Ảnh hưởng từ giá trị pH và nhiệt độ
- Bể MBR chỉ hoạt động ổn định ở khoảng giá trị pH trung hòa.
- MBR hiếu khi hoạt động ở nhiệt độ từ 20 – 30% và MBR kỵ khí thường vận hành ở nhiệt độ từ 30 – 40%.
- Khi nhiệt độ tăng sẽ ảnh hưởng đến quá trình xử lý chất hữu cơ. MBR hoạt động nhiệt độ cao làm giảm năng suất lọc.
Ảnh hưởng từ chi phí cho hệ thống MBR
Chi phí thiết kế hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ MBR bao gồm:
- Chi phí đầu tư: màng lọc, xây dựng bể phản ứng và thiết bị máy móc.
- Chi phí vận hành: năng lượng tiêu tốn, xử lý bùn thải và hóa chất rửa màng lọc. Tốc độ sục khí và năng suất màng ảnh hưởng rất lớn đến chi phí vận hành.
- Chi phí bảo dưỡng: thay thế màng lọc. Nhưng tuổi thọ của màng lọc có thể đạt đến 11 năm nên giảm đáng kể chi phí thay thế màng lọc.
Ảnh hưởng từ hiện tượng tắc nghẽn màng MBR
- MBR tắc nghẽn khi các lỗ lọc bị bịt kín bởi các hạt keo, bám dính chất hữu cơ hòa tan cùng với vi khuẩn trên bề mặt màng.
- Các thông số chủ yếu dựa vào 4 nhóm đặc trưng như: bùn hoạt tính, nguồn thải, màng lọc và điều kiện vận hành.
- Cần tối ưu hóa quá trình thiết kế thiết bị trong việc kiểm soát tốt tắc nghẽn như tối ưu quá trình sục khí, các bọt khí mịn và khả năng kiểm soát vấn đề tắc nghẽn của màng lọc.
moitruonghopnhat.com - Công ty Hợp Nhất luôn đồng hành cùng Quý đối tác trong các dự án xử lý môi trường như: nước thải - khí thải - nước cấp.