Thông tư 25/2019/TT trong việc lập ĐTM
Đã kiểm duyệt nội dung
Công tác bảo vệ môi trường của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua chủ yếu được thực hiện dựa trên nguyên tắc từ các văn bản, Nghị định và Thông tư pháp lý sẵn có. Mặc dù đã được quy định rõ ràng từ giải pháp, biện pháp đến những ứng dụng thực tế nhưng ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng. Nhiều sự cố môi trường làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế, an sinh xã hội và hủy hoại môi trường sống.
Gần đây, Chính Phủ đã ban hành nghị định 40/2019 sửa đổi bổ sung một số điều trong các Nghị định trước đó cũng như hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường nhưng vẫn còn nhiều thiếu soát và chưa phù hợp. Nhất là vấn đề lập báo cáo đánh giá tác động môi trường vẫn còn tồn tại nhiều quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn, một số quy định chưa có tính khả thi cao.
Chính vì thế nhằm khắc phục được những lỗ hổng pháp lý ấy, bộ TNMT đã ban hành Thông tư 25/2019/TT-BTNMT có quy định chi tiết một số điều của Nghị định 40/2019/NĐ-CP về việc triển khai lập đtm dự án.
Đối tượng sửa đổi, bổ sung từ Thông tư 25/2019
Công ty môi trường Hợp Nhất đã tổng hợp lại các đối tượng thuộc diện phải thực hiện Thông tư 25 bao gồm:
- ĐCM, ĐTM và kế hoạch bảo vệ môi trường
- Trường hợp cải tạo và phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản
- Cần tiến hành kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường
- Điều kiện BVMT trong việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
- Giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường
- Tiêu chí lựa chọn, thẩm định công nghệ xử lý CTR sinh hoạt
- Đóng bãi chôn lấp CTR sinh hoạt
- Xây dựng chương trình quản lý chất lượng môi trường
- Xây dựng chương trình quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
- Báo cáo công tác BVMT
Đối với việc thẩm định lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường
Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến là cơ quan, tổ chức có đại diện đã tham gia hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM của dự án, trường hợp cần thiết có thể lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến dự án cần thẩm định (không quá 4 cơ quan, tổ chức).
Đối với chuyên gia được lấy ý kiến thì đó là thành viên đã tham gia hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM của dự án. Trong trường hợp cần thiết có thể lấy ý kiến của chuyên gia khác có chuyên môn phù hợp với dự án (không quá 3 chuyên gia).
Trường hợp dự án nằm trong khu công nghiệp thuộc đối tượng thẩm định thông qua việc lấy ý kiến chuyên gia liên quan:
- Dự án thuộc thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM của bộ, cơ quan ngang bộ, số lượng cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến không quá 7 người: Sở TNMT, Ban quản lý các khu công nghiệp, một số Bộ, ngành liên quan và một số tổ chức, chuyên gia có chuyên môn phù hợp.
- Dự án thuộc thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, số lượng cơ quan, tổ chức, chuyên gia được lấy ý kiến không quá 7 người: Sở TNMT, Ban quản lý các khu công nghiệp, Ủy ban nhan dân cấp huyện, một số sở, ban, ngành có liên quan và một số tổ chức, chuyên gia có chuyên môn phù hợp với dự án.
Nguyên tắc làm việc của hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM
- Tư vấn cho thủ trưởng cơ quan thẩm định, chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định và pháp luật.
- Hoạt động theo nguyên tắc công khai giữa hội đồng thẩm định và chủ dự án.
- Phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định được tổ chức dựa trên điều kiện có sự tham gia 2/3 thành viên.
- Thành viên hội đồng thẩm định vắng mặt có thể đóng góp ý kiến nhưng không tham gia bỏ phiếu.
- Ủy viên thư ký thường là công chức của cơ quan thường trực thẩm định.
- Ủy viên hội đồng thẩm định và cơ quan lấy ý kiến chịu trách nhiệm trước ý kiến, nhận xét và đánh giá với báo cáo ĐTM.
- Nguyên tắc đưa kết quả thẩm định khi có sự tham gia đầy đủ tất cả thành viên hội đồng, không thông qua khi chỉ có 1/3 thành viên hội đồng.
Nếu doanh nghiệp có nhu cầu lập hoặc tìm hiểu về báo cáo đánh giá tác động môi trường hay các thủ tục về hồ sơ môi trường doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0938 857 768.