Thủ đô ô nhiễm không khí nhất trên thế giới là thủ đô nào?
Đã kiểm duyệt nội dung
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, cứ 10 người trên hành tinh thì có đến 9 người sống trong bầu không khí có mức độ ô nhiễm cao và mỗi năm có 7 triệu người chết do các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí. Nhiều thủ đô trên thế giới đã trở thành “điểm nóng” về ô nhiễm không khí. Vậy thủ đô ô nhiễm không khí nhất trên thế giới là thủ đô nào? Mời các bạn cùng Hợp Nhất tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Những thủ đô ô nhiễm nhất trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có hơn 300 thành phố ô nhiễm không khí với mức vượt ngưỡng khuyến cáo của WTO từ 7 – 10 lần.
Theo dữ liệu của IQAir (công ty công nghệ đến từ Thụy Sĩ chuyên theo dõi chất lượng không khí trên toàn thế giới), năm 2021 top những thủ đô ô nhiễm không khí nghiêm trọng, có nồng độ PM2.5 cao nhất phải kể đến là:
- New Delhi (Ấn Độ) với nồng độ PM2.5 là 85;
- Dhaka (Bangladesh) với nồng độ PM2.5 là 78.1;
- N’Djamena, Chad với nồng độ PM2.5 là 77.6;
- Dushanbe, Tajikistan, với nồng độ PM2.5 là 59.5;
- Muscat, Oman với nồng độ PM2.5 là 53.9;
- Kathmandu, Nepal với nồng độ PM2.5 là 50.9;
- Manama, Bahrain với nồng độ PM2.5 là 49.8;
- Baghdad, Iraq với nồng độ PM2.5 là 49.7;
- Bishkek, Kyrgyzstan với nồng độ PM2.5 là 48.3;
- Tashkent, Uzbekistan với nồng độ PM2.5 là 42.8;
Theo IQAir, các thủ đô có mức độ ô nhiễm không khí hàng đầu trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 đều tập trung tại các khu vực châu Á như Ấn Độ, Pakistan.
“Kẻ giết người thầm lặng” từ ô nhiễm không khí, bụi mịn
Ô nhiễm không khí được ví như kẻ giết người thầm lặng. Có đến 30% trường hợp tử vong do ung thư phổi đều có liên quan đến ô nhiễm không khí. Còn các bệnh lý về hô hấp thì có đến 43% các trường hợp tử vong cũng liên quan đến ô nhiễm không khí.
Bụi từ ô nhiễm không khí chia ra thành bụi to và bụi mịn. Với các hạt bụi to chúng thường nặng và dễ dàng lắng xuống mặt đất. Bụi to có thể được lọc bởi khẩu trang, hệ hô hấp của con người.
Trong đó, bụi mịn là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người. Bụi mịn có nhiều kích thước khác nhau như PM là bụi mịn có kích thước đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 m còn PM10 là hạt bụi mịn có kích thước từ 2.5 đến 10 m. Đặc biệt trong những năm gần đây còn có sự xuất hiện của bụi siêu mịn PM1.0 – hạt bụi có kích thước dưới 1 m và bụi nano PM0.1. Bụi mịn đặc biệt nguy hiểm vì chúng đi vào cơ thể con người và xâm nhập vào các cơ quan như luồn lách vào các túi phổi, tĩnh mạch phổi và hệ tuần hoàn máu. Nếu tích tụ lâu ngày sẽ gây ra các bệnh về hô hấp, tuần hoàn, tim mạch, thần kinh, v.v…
Mỗi năm, ước tính có 4,3 triệu người chết do liên quan đến các bệnh về bụi mịn PM2.5 và PM10.
Nồng độ các hạt bụi mịn trong không khí tác động xấu đến sức khỏe, một khi đi vào máu và phổi, các hạt bụi mịn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi mãn tính, ung thư và bệnh hen suyễn. Trong đó trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi là nhóm người dễ tổn thương nhất.
Trên đây là một số thông tin về thủ đô ô nhiễm nhất trên thế giới. Với tình trạng ô nhiễm không khí nhiều như hiện nay, mỗi chúng ta hãy tự bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách đeo khẩu trang khi đi ra đường, vệ sinh họng, mũi sau khi đi ra đường, trồng nhiều cây xanh, sử dụng máy lọc không khí, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, nơi ở sạch sẽ, hạn chế đốt nhang, vàng mã, có các biện pháp xử lý khí thải nhà máy, khu công nghiệp...
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài, để nhận thêm các tin tức về môi trường, hãy nhớ thường xuyên theo dõi website moitruonghopnhat.com ở chuyên mục “tin tức” hoặc ấn like Fanpage Môi trường Hợp Nhất nhé!