Thu khí sinh học từ chất thải chăn nuôi
Đã kiểm duyệt nội dung
Chăn nuôi đóng một vai trò thiết yếu trong phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Ở khu vực châu Á, chăn nuôi là động lực đáng kể cho sự phát triển nông nghiệp thông qua phân, nhiên liệu, cũng như phân bón.
Chăn nuôi mang lại nhiều cơ hội không thể chối cãi nhưng sau đó lại là những thách thức mà người nông dân phải đối mặt. Một trong những thách thức là tác hại của việc xả nước thải chăn nuôi vào hệ sinh thái.
Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất sẽ chia sẻ tới bạn đọc về giá trị tái tạo từ nguồn nhiên liệu này!
Giá trị từ khí sinh học
Khí sinh học được đánh giá nguồn năng lượng sạch, hiệu quả và tái tạo. Nó thay thế cho các nhiên liệu không thể tái sinh nhằm tiết kiệm năng lượng cho nhiều khu vực nông thôn. Nhiều quốc gia ở châu Á, châu Phi đang khai thác nguồn khí sinh học từ chất thải chăn nuôi sử dụng cho các hộ gia đình.
Trong thời gian trước, chăn nuôi thay đổi từ hệ thống chăn nuôi trang trại sang tập quán thâm canh dẫn đến ô nhiễm nước, không khí và đất. Thế nhưng ít ai biết rằng, 40% khí metan toàn cầu được tạo ra từ các sản phẩm phụ từ nông nghiệp, chăn nuôi.
Nhờ những công nghệ hiện đại nên chất thải chăn nuôi được tái chế để cung cấp nguồn năng lượng đáng kể cho lĩnh vực nông nghiệp. Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Malaysia, Brazil trở thành những quốc gia hàng đầu trên thế giới tận dụng triệt để khí sinh học.
Việc sử dụng chất thải làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình chuyển đổi năng lượng sinh học cho phép hình thành thị trường mới. Khi sử dụng hợp lý chất thải chăn nuôi tạo ra hàng trăm cơ hội việc làm cho nhiều người cũng như bảo vệ môi trường khỏi nhiều chất độc hại.
Vì thế, hệ thống quản lý chất thải thúc đẩy hoạt động chăn nuôi ngày càng khả thi về mặt kinh tế và thân thiện với môi trường. Đồng thời đảm bảo lợi nhuận cho chủ vật nuôi, tái chế, tái sử dụng chất dinh dưỡng cũng như giảm thiểu tác động đến môi trường xung quanh.
Các giải pháp tái chế chất thải chăn nuôi
Ứng dụng công nghệ khí nén
- Ấn Độ phát triển thành công phương pháp sản xuất khí sinh học trong xi lanh chứa đến 98% khí metan để ứng dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
- Công nghệ khí nén được dùng lưu trữ khí sinh học trong các bình sử dụng cung cấp năng lượng thay thế hoàn toàn xe cộ, động cơ chạy bằng xăng.
- Nhiều quốc gia châu Á bắt đầu khai thác tiềm năng khí sinh học như Indonesia sản xuất điện, Trung Quốc thành lập nhà máy điện dùng khí sinh học,…
Ứng dụng với phương án trồng tảo
- Quá trình phân hủy kỵ khí và chuyển hóa nhiệt từ chất thải chăn nuôi làm phát sinh cacbon dioxide.
- Theo đó, tảo dùng CO2 hiệu quả hơn so với các loài thực vật khác.
- Việc trồng tảo thường tạo ra nguồn sinh khối lớn, axit béo hoặc hydrocacbon. Các sản phẩm này đóng vai trò sản xuất nguồn dầu sinh học đáng kể.
Tình hình ứng dụng công nghệ Biogas thu khí sinh học
Biogas sản xuất nguồn năng lượng lớn cho quá trình thắp sáng, sưởi ấm, chạy máy phát điện. Mặc dù nước ta có hàng nghìn công trình xử lý chất thải chăn nuôi nhưng khí sinh học vẫn chưa được khai thác có hiệu quả. Theo đó, số lượng hầm biogas còn khá hạn chế. Nguyên nhân được cho do hạn chế về công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi, thiếu kỹ thuật vận hành, chi phí đầu tư quá lớn so với nguồn thu nhập của người dân.
Để cải thiện những hạn chế từ những hầm biogas truyền thống, nhiều mô hình ứng dụng mới ra đời với hiệu quả sinh khối lớn. Người dân cũng dễ dàng lựa chọn, kiểu dáng, tiết kiệm chi phí, khả năng chống cặn, chế tạo đơn giản hơn. Bên cạnh đó, cải tiến cấu trúc hầm biogas dựa vào chất lượng vật liệu tốt, hiệu suất, tuổi thọ cũng như thuận lợi hơn trong quá trình xây dựng, lắp đặt và sản xuất nguồn khí sinh học lớn.