Thủ tục đăng ký cấp sổ chủ nguồn thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Làm thế nào để tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký sổ chủ nguồn thải? Đối tượng, thủ tục - hồ sơ và quy trình lập sổ chủ nguồn thải CTNH diễn ra như thế nào? Cần lưu ý những vấn đề nào?
Đối với cơ sở sản xuất có phát sinh chất thải nguy hại thường xuyên hay định kỳ với tổng số lượng lớn hơn 600 kg/năm hoặc CTNH thuộc danh mục chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy POP theo quy định tại Công ước Stockholm thì phải đăng ký sổ chủ.
Một số bước quan trọng đăng ký sổ chủ
Các thủ tục thực hiện
- Chủ nguồn thải cần lập hồ sơ đăng ký sổ chủ theo đúng quy định và nộp đến cơ quan tiếp nhận. Cơ quan này phải tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và phù hợp của hồ sơ để lập phiếu tiếp nhận.
- Trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì Chi cục bảo vệ môi trường chuyển thông tin đến Sở TNMT xem xét, xác nhận đăng ký cho chủ giấy phép. Trường hợp đối tượng tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH thì thời hạn xem xét, cấp sổ đăng ký mới thì mất khoảng 20 ngày làm việc khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ vẫn chưa đủ điều kiện xác nhận thì thông báo rõ lý do đến chủ nguồn thải bằng văn bản trong thời hạn 3 ngày làm việc.
- Sở TNMT gửi sổ đăng ký sổ chủ nguồn thải đã xác nhận đến chủ giấy phép qua bộ phận tiếp nhận.
Hồ sơ chuẩn bị
- Chuẩn bị đơn đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại nộp lên cơ quan có thẩm quyền.
- Chuẩn bị giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
- Đối với trường hợp đăng ký tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng phải chuẩn bị bản sao báo cáo ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường kèm theo quyết định phê duyệt và xác nhận. Đồng thời phải có bản sao văn bản chấp thuận tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng nếu dự án chưa nằm trong báo cáo ĐTM hoặc kế hoạch BVMT.
- Phải có văn bản xác nhận hoàn thành công trình BVMT nếu thuộc đối tượng lập ĐTM.
- Bản vẽ mô tả chi tiết hệ thống, thiết bị hoặc phương án tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH kèm với kết quả 3 lần lấy mẫu.
Một số lưu ý khi làm thủ tục đăng ký sổ chủ nguồn thải
Đối tượng không bắt buộc đăng ký sổ chủ nguồn thải
- Áp dụng với chủ nguồn thải CTNH có thời gian hoạt động dưới 1 năm.
- Áp dụng với chủ nguồn thải phát sinh thường xuyên hay định kỳ với tổng số lượng không quá 120 kg/năm với nguồn thải không chứa thành phần nguy hại vượt ngưỡng cho phép.
- Áp dụng với nguồn thải có khối lượng 600 kg/năm với CTNH chứa thành phần nguy hại khác (trừ trường hợp CTNH thuộc danh mục chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy POP).
Sổ chủ căn cứ theo quy định nào?
- Luật BVMT 2014.
- Áp dụng Nghị định 38 của Chính phủ ban hành năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu.
- Thông tư 36 của Bộ TNMT ban hành năm 2015 về quy định về quản lý CTNH.
Trách nhiệm của chủ nguồn thải
- Phân định, phân loại, xác nhận số lượng chất thải cũng như biện pháp giảm thiểu phát sinh CTNH.
- Phải xây dựng riêng biệt CTNH đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý.
- Phải có hợp đồng khi chuyển giao chất thải cho đơn vị xử lý. Đồng thời dùng chứng từ cho mỗi lần chuyển giao (Phụ lục 3 của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT).
- Phải lập báo cáo quản lý CTNH định kỳ hằng năm nộp lên cơ quan có thẩm quyền từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12.
- Phải lưu trữ các chứng từ CTNH trong thời hạn 5 năm đã sử dụng, báo cáo cùng các tài liệu, hồ sơ khác
Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên lập sổ chủ nguồn thải và hoàn tất các thủ tục hồ sơ môi trường một cách hoàn chỉnh, đầy đủ và chính xác nhất. Nếu như cơ sở sản xuất, doanh nghiệp của bạn có phát sinh CTNH nằm trong phạm vi phải đăng ký sổ chủ thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn chi tiết hơn.