Thủ tục đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Sau khi Nghị định 40/2019/NĐ-CP ra đời đã thay thế hoàn toàn Nghị định 18/2015/MĐ-CP và có nhiều sự thay đổi lớn đối với việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, lập kế hoạch bảo vệ môi trường hay xin giấy phép xả thải. Khá nhiều doanh nghiệp thắc mắc việc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường có những thay đổi và phải thực hiện theo tiến trình như thế nào?
Với những lý do này, công ty môi trường Hợp Nhất xin chia sẻ đến Quý KH một số thông tin dưới đây có liên quan đến việc đăng ký kế hoạch BVMT cho doanh nghiệp.
Điều kiện để đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
- Dự án hoặc các phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường quy định tại cột 4 Phụ lục II và thuộc danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao quy định tại Phụ lục IIa của Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
- Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh lượng nước thải từ 50 m3/ngày đến dưới 500 m3/ngày hoặc chất thải rắn từ 05 tấn/ngày đến dưới 10 tấn/ngày hoặc khí thải từ 10.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ (bao gồm các cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng) trừ dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột 3 Phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
- Dự án có hạng mục với quy mô, công suất tương đương hoặc tính chất tương tự các dự án tại các mục 1 và mục 2 của Phụ lục này.
- Dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường nằm trên địa bàn từ 2 huyện trở lên.
Hồ sơ đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
- 01 văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án.
- 03 bản kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án.
- 01 báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng của dự án.
Các trường hợp phải đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường
Đối tượng quy định tại điểm a và điểm b của Điều 33 Luật BVMT phải đăng ký lại kế hoạch BVMT nếu thuộc một trong những trường hợp dưới đây:
- Thay đổi địa điểm thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ so với phương án trong kế hoạch bảo vệ môi trường đã xác nhận.
- Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, việc không triển khai thực hiện dự án, phương án quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 của luật BVMNT là việc chủ dự án, cơ sở không triển khai hạng mục nào trong giai đoạn thực hiện dự án, phương án theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Quy trình đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
Giống với các thủ tục đăng ký các loại hồ sơ môi trường khác như lập đtm, giấy phép xả thải, sổ chủ nguồn thải CTNH, việc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện theo các bước cơ bản dưới đây:
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Chủ giấy phép hoặc cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường. Cơ quan tiếp nhận phát phiếu biên nhận và hẹn ngày trả hồ sơ để giải quyết các thủ tục hành chính.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định, xác nhận lại tính hoàn chỉnh và đầy đủ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do.
Bước 3: Trả kết quả
Chủ giấy phép hoặc cá nhân, tổ chức nhận hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu nào về tư vấn các loại hồ sơ môi trường, Quý Doanh nghiệp hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí nhé!