Thủ tục, hồ sơ pháp lý về tài nguyên nước
Đã kiểm duyệt nội dung
Hiện nay vì các thủ tục hành chính trong việc lập hồ sơ môi trường thường rất phức tạp. Vì thế mà Bộ TNMT có nhiều sự điều chỉnh, thay thế và sửa đổi, bổ sung mới liên quan đến việc thay đổi một số quy định, thủ tục. Mỗi cơ sở, doanh nghiệp khi có nhiều sự thay đổi lớn với hàng loạt văn bản, thông tư, nghị định mới có những thay đổi nhất định liên quan đến việc thay thế, giảm thủ tục và giảm chi phí TTHC. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ chủ động trong việc liên hệ cơ quan, địa phương về từng loại hồ sơ.
Do đó mà các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải căn cứ vào chức năng từng nguồn thải mà xác định tính chất, vai trò, đặc trưng từng loại giấy phép nhất định.
Các tiêu chí quan trọng trong hồ sơ về tài nguyên nước
Việc cấp phép giấy phép tài nguyên nước dựa trên những căn cứ quan trọng dưới đây đã được cấp phép như sau:
- Phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành vùng tại từng địa phương.
- Có kế hoạch quy hoạch tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trường hợp chưa quy hoạch tài nguyên nước thì phải căn cứ vào khả năng nguồn nước và đảm bảo không làm cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước.
- Phải phù hợp với hiện trạng khai thác, sử dụng nước trong từng vùng cụ thể.
- Lập báo cáo thẩm định của cơ quan nhà nước đối với hồ sơ cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Phải phù hợp với nhu cầu, sử dụng nước, xả nước thải thể hiện trong giấy phép đề nghị cấp phép.
Khi cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, chủ cơ sở còn căn cứ vào các quy định cụ thể dưới đây:
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải, chất lượng nguồn nước tiếp nhận, yêu cầu về BVMT có liên quan đến hoạt động xả thải được cơ quan nhà nước thẩm quyền phê duyệt.
- Phải căn cứ vào chức năng của từng nguồn nước.
- Cần căn cứ vào khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
- Căn cứ vào hành lang bảo vệ nguồn nước trong từng khu vực cụ thể.
Quy trình thực hiện các thủ tục, hồ sơ tài nguyên nước
Trong đó các quy trình thực hiện TTHC về tài nguyên nước có những thay đổi nhất định gồm:
- Quy trình cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
- Quy trình gia hạn, điều chỉnh giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
- Quy trình cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
- Quy trình cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước.
- Quy trình gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả thải vào nguồn nước.
- Quy trình cấp lại giấy phép xả thải vào nguồn nước.
- Quy trình cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn.
- Quy trình gia hạn giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn.
- Quy trình điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Thời hạn các loại giấy phép tài nguyên nước
Căn cứ vào Điều 21 Nghị định 201/2013/NĐ-CP, thời hạn giấy phép tài nguyên nước có những quy định như sau:
- Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển có thời hạn tối đa 15 năm, tối thiểu 5 năm và xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu 3 năm và tối đa 10 năm.
- Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn 2 năm và xem xét gia hạn 1 lần, thời gian gia hạn không quá 1 năm.
- Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất có thời hạn tối đa 10 năm, tối thiểu 3 năm và xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu 2 năm và tối đa 5 năm.
- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước có thời hạn tối đa 10 năm, tối thiểu 3 năm và xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu 2 năm, tối đa 5 năm.
Trong trường hợp cá nhân, tổ chức đề nghị cấp, gia hạn giấy phép trong thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu sẽ được quy định tại quy định này đối với giấy phép được cấp hoặc gia hạn theo đúng đề nghị trong đơn. Tùy thuộc vào điều kiện, tính chất của tài nguyên nước, hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn giấy phép của các cá nhân, tổ chức, cơ quan cấp phép quyết định thời hạn của giấy phép.
Chi tiết vui lòng truy cập website: moitruonghopnhat.com hoặc liên hệ Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn!