Thủ tục xác nhận giấy phép xả thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Việc xin giấy phép xả thải vào nguồn nước giúp các cơ sở, doanh nghiệp đảm bảo hệ thống xử lý nước thải hoạt động tối ưu từ đó có thể giảm sức ép đến môi trường tại nguồn tiếp nhận. Nhằm tránh các vấn đề ngày càng nghiêm trọng về môi trường, đe dọa đến sự phát triển kinh tế - xã hội và sự bền vững của quốc gia, Chính phủ đã ban hành khá nhiều quy định kèm quyết định, Nghị định và Thông tư trong việc đăng ký giấy phép xả thải.
Nếu Quý doanh nghiệp đang gặp các vấn đề trở ngại liên quan đến việc lập giấy phép xả thải, thì hãy liên hệ ngay với công ty môi trường Hợp Nhất theo hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí. Đặc biệt dịch vụ lập giấy phép xả thải của chúng tôi cam kết được thực hiện với thủ tục hồ sơ đơn giản, tiết kiệm chi phí và hỗ trợ tối đa nhất đến quý Khách hàng.
1. Các điều kiện giấy phép xả thải được xác nhận
- Đã thông báo, lấy ý kiến từ đại diện dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Đã có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước được phê duyệt.
- Thời điểm lập giấy phép xả thải phải phù hợp với đối tượng có đủ năng lực theo quy định của Bộ TNMT lập.
- Các thông tin, số liệu, thông số trong giấy phép phải rõ ràng, cụ thể và chính xác.
- Có phương án xử lý nước thải nhằm đảm bảo nước thải sau xử lý phải đạt chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
- Có thiết bị, nguồn nhân lực hoặc đơn vị có đủ năng lực vận hành HTXLNT và quan trắc nước thải tự động liên tục.
- Đối với đối tượng xả thải có lưu lượng 10.000 m3/ngày đêm trở lên phải có phương án, thiết bị để ứng phó và khắc phục sự cố môi trường và thực hiện việc giám sát xả thải theo đúng quy định.
Xem thêm bài viết về hồ sơ, thủ tục đăng ký xin cấp giấy phép xả thải!
2. Các trường hợp cần điều chỉnh giấy phép xả thải
- Nguồn nước không còn khả năng tiếp nhận nước thải.
- Nhu cầu xả nước thải tăng mà chưa có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.
- Xảy ra tình huống khẩn cấp nên cần hạn chế việc xả nước thải vào nguồn tiếp nhận.
- Do chuyển đổi chức năng của nguồn nước.
- Chủ giấy phép xả thải đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép.
Một số nội dung của giấy phép tuyệt đối không được điều chỉnh:
- Nguồn nước khai thác, sử dụng; nguồn tiếp nhận nước thải.
- Lượng nước khai thác, sử dụng vượt quá 25% quy định trong giấy phép đã được cấp.
- Lượng nước xả vượt quá 25% quy định trong giấy phép đã được cấp.
- Các thông số ô nhiễm, quy chuẩn áp dụng trong giấy phép xả thải, trừ tường hợp cơ quan cấp phép đề nghị điều chỉnh.
3. Trình tự thủ tục xác nhận giấy phép xả thải
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm quyền tiến hành xem xét và thẩm định hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận thông báo trực tiếp đến chủ giấy phép bổ sung thông tin, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.
- Trường hợp sau khi đã bổ sung thông tin nhưng vẫn không đủ điều kiện thì cơ quan tiếp nhận tiến hành trả hồ sơ và thông báo rõ lý do đến chủ giấy phép.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép
Trong thời hạn 30 ngày kể từ thời điểm nộp đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định hồ sơ. Trong nhiều trường hợp có thể lập hội đồng thẩm định hoặc kiểm tra thực tế dự án. Sau khi hồ sơ đầy đủ, cơ quan chức năng sẽ trình nộp lên cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét.
- Trường hợp hồ sơ còn thiếu và chưa đầy đủ, cơ quan tiếp nhận gởi báo cáo nêu rõ nội dung cần bổ sung, hoàn thiện. Thời gian này sẽ không tính vào thời gian thẩm định. Và thời gian thẩm định sau khi được bổ sung đầy đủ là 20 ngày làm việc.
- Trường hợp lập lại giấy phép xả thải thì cơ quan cấp phép gửi thông báo đến chủ giấy phép có nêu rõ những nội dung chưa đạt yêu cầu phải làm lại hoặc gia hạn giấy phép xả thải theo quy định.
Bước 3: Trả kết thẩm định và giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo đến chủ giấy phép thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép đã được phê duyệt.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại hồ sơ môi trường doanh nghiệp này nhé!