Thủ tục xin cấp giấy phép môi trường gồm những gì?
Đã kiểm duyệt nội dung
Giấy phép môi trường (GPMT) là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh được phép xả chất thải ra môi trường. Đây là căn cứ để cơ quan Nhà nước thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp. Vậy thủ tục xin cấp giấy phép môi trường gồm những gì? Được thực hiện ra sao? Mời quý bạn đọc cùng theo dõi các thông tin bên dưới.
1. Đối tượng phải có GPMT
Theo Luật BVMT 2020, các đối tượng sau đây phải có giấy phép môi trường:
- Dự án đầu tư nhóm I gồm những dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao;
- Dự án đầu tư nhóm II gồm những dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường;
- Dự án đầu tư nhóm III gồm những dự án ít có nguy cơ tác động đến môi trường.
2. Thủ tục xin cấp giấy phép môi trường gồm những gì?
Theo khoản 1, điều 43, Luật BVMT 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.2022), hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép môi trường mà các chủ đầu tư dự án cần chuẩn bị bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp GPMT theo Phụ lục XIII, Nghị định số 08;
- Báo cáo đề xuất cấp GPMT;
- Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của chủ đầu tư dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
3. Trình tự các bước xin cấp giấy phép môi trường thực hiện như thế nào?
- Nộp hồ sơ: Chủ đầu tư dự án nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền (theo quy định tại điều 41 của Luật BVMT 2020); hồ sơ có thể gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; công khai nội dung báo cáo đề xuất BVMT (trừ những thông tin thuộc bí mật Nhà nước, doanh nghiệp theo quy định); tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan; kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư; tổ chức thẩm định, cấp GPMT.
- Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc bản điện tử qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo yêu cầu của chủ đầu tư.
- Trường hợp dự án đầu tư có hoạt động xả thải vào công trình thủy lợi thì cơ quan cấp GPMT phải lấy ý kiến bằng văn bản và được cơ quan quản lý công trình thủy lợi đó đồng thuận trước khi cấp GPMT.
- Trường hợp dự án đầu tư nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm CN thì cơ quan cấp GPMT phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm CN đó.
4. Dịch vụ làm giấy phép môi trường chuyên nghiệp, uy tín tại TP. HCM
Nếu quý doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong hồ sơ, thủ tục xin giấy phép môi trường thì hãy liên hệ với công ty Hợp Nhất. Chúng tôi có đội ngũ các chuyên gia am hiểu về luật và đã từng đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp trong giải quyết những vướng mắc về hồ sơ môi trường như: Công Ty TNHH Cảng Quốc Tế Thị Vải; Công Ty TNHH Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế Dự Án Quận 2 Thảo Điền - Công Ty TNHH Savills Việt Nam; Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Dịch Vụ Gigamall Việt Nam, Tòa Nhà The Waterfront Saigon. - Công Ty Cổ Phần Cảnh Hưng – Hải Thành, Công Ty TNHH Bệnh Viện Thẩm Mỹ Đông Á, Công ty cổ phần dược phẩm Stella, Công ty Cổ phần du lịch và khách sạn Việt – Mỹ, Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Pegasus Bình Định, Công Ty Cổ Phần Long Hậu - KCN An Định, v.v….
Để biết thêm thông tin chi tiết về thủ tục xin cấp giấy phép môi trường, quý doanh nghiệp hãy liên hệ với công ty Hợp Nhất theo số Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn nhanh chóng!