Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ làm giấy phép môi trường

[Khám phá] Thực trạng khan hiếm nước ngọt trên thế giới


6380 Lượt xem - Update nội dung: 24-03-2023 10:22

Đã kiểm duyệt nội dung

Mặt dù 3/4 bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi nước nhưng chỉ có 2% tổng lượng nước ngọt là có thể sử dụng. Thực trạng khan hiếm nước ngọt trên thế giới hiện nay đang diễn ra khốc liệt hơn bao giờ hết khi nguồn tài nguyên nước có thể phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của con người đang dần cạn kiệt. Hãy cùng Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất tìm hiểu về những nguyên nhân gây ra thực trạng này.

thực trạng khan hiếm nước trên thế giới

1. Thực trạng khan hiếm nguồn nước ngọt trên thế giới đang diễn ra khốc liệt

Cuộc sống của con người và nhiều loài sinh vật phụ đều thuộc vào nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nguồn cung cấp nước trên thế giới đang dần cạn kiệt. Theo Nature, đến năm 2050 sẽ có hơn 5 tỷ người trên thế giới đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt nếu tình hình hiện tại không cải thiện.

1.1. Nguồn nước đang dần cạn kiệt

Hiện tại, hơn 80 quốc gia (chiếm khoảng 40% dân số thế giới) đang đối mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Đặc biệt là những vùng đất khô hạn và bán khô hạn như Tây Nam Á, châu Phi. Cũng theo các chuyên gia về nước trên thế giới hiện cứ 3 người thì sẽ có một người sống trong tình trạng thiếu nước.

Theo các số liệu báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) và UNICEF năm 2019, có đến 144 triệu người uống nước nước chưa qua xử lý, đặc biệt là những người nghèo ở các vùng nông thôn, việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó cũng có hơn 2,2, tỷ người không được tiếp cận các dịch vụ về đảm bảo nước uống.

1.2. Tình trạng căng thẳng về nước

Căng thẳng về nguồn nước sạch thật sự là cuộc khủng hoảng lớn với hậu quả có thể thấy rõ. Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) đã đưa ra Bản đồ Rủi ro về nước và xếp hạng mức độ căng thẳng về nguồn nước. Theo đó có 17 quốc gia, chiếm gần ¼ dân số thế giới đang đối mặt với tình trạng căng thẳng về nguồn nước ở mức độ rất cao. Thực trạng khan hiếm nguồn nước ngọt là nguyên nhân gây ra tình trạng xung đột giữa các quốc gia.

Đến năm 2025, 30 quốc gia sẽ rơi vào tình trạng khan hiếm nguồn nước (theo dự báo của Liên hợp quốc). Hậu quả từ thực trạng khan hiếm nước ngọt trên thế giới sẽ gây ra tình trạng mất an ninh lương thực, xung đột vũ trang giữa các quốc gia, nạn di cư, sự bất ổn về tài chính, bệnh tật, nghèo đói.

tình trạng khan hiếm nước trên thế giới
Dự báo tình trạng khan hiếm nước năm 2040 (ảnh minh họa)

2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng khan hiếm nước ngọt trên thế giới

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm nước ngọt trên thế bắt nguồn từ cả yếu tố tự nhiên và yếu tố con người. Trong đó tác động của con người là đa số.

2.1. Bùng nổ dân số

Nguyên nhân đầu tiên gây thiếu nước ngọt trên thế giới là do sự gia tăng dân số ồ ạt đã gây sức ép nặng nề lên các nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn tài nguyên nước. Dân số tăng nhanh cũng làm gia tăng nhu cầu sử dụng nước để phục vụ hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Theo ước tính của Liên hợp quốc, thế giới sẽ chạm mốc 9 tỷ người vào năm 2040 và lượng nước ngọt trên thế giới chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu.

2.2. Phá rừng

Rừng có vai trò điều hòa nước, giảm dòng chảy nước mặt và chuyển nó thành nước ngấm xuống đất tạo thành các mạch nước ngầm. Chặt phá rừng cũng đồng nghĩa với việc “cắt đứt” nguồn nước. Một khi rừng bị phá hủy sẽ không còn giữ được nước và dẫn đến tình trạng hết nước.

2.3. Ô nhiễm môi trường và nguồn nước

Thiếu nước ngọt là một hệ quả tất yếu từ ô nhiễm môi trường. Nước thải từ các nhà máy sản xuất chưa qua hệ thống xử lý mà xả ra nguồn nước không chỉ gây ô nhiễm nước mặt mà còn làm ô nhiễm mạch nước ngầm. Theo ước tính, có đến 70% tổng số nước thải từ các khu công nghiệp không qua xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường. Ở nước ta đối mặt với những đe dọa về cả chất lượng và số lượng nguồn nước bởi tình trạng ô nhiễm môi trường.

2.4. Sử dụng và quản lý tài nguyên nước không hợp lý

Tình trạng lãng phí nước trong sản xuất và sinh hoạt vẫn đang diễn ra. Từ quan niệm sai lầm “nước là vô tận không bao giờ cạn” đã dẫn đến việc lãng phí nước hoặc thói quen thiếu ý thức tiết kiệm nước trong những hoạt động như quên tắt vòi nước sau khi sử dụng, sử dụng nước quá nhiều, vượt mức cần thiết khi rửa thực phẩm, tắm giặt, vệ sinh. Ngoài ra, nước rò rỉ từ các đường ống dẫn nước khiến nước bị thất thoát.

Tình trạng người dân tự khoan giếng lấy nước cũng góp phần vào ô nhiễm nguồn nước và giảm sút trữ lượng nước ngầm.

2.5. Nguyên nhân khác

Bên cạnh các nguyên nhân từ con người còn những nguyên nhân do tự nhiên gây thiếu nước ngọt như lượng mưa thấp, hiện tượng bốc hơi nước trong tự nhiên.

nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nước là một trong những nguyên nhân làm khan hiếm nước ngọt

3. Giải pháp nào cho thực trạng khan hiếm nước ngọt trên thế giới?

Để làm dịu “cơn khát” nước ngọt, cần chung tay nỗ lực từ  các quốc gia và cộng đồng quốc tế bằng các giải pháp như:

3.1. Xây dựng chặt chẽ chính sách pháp luật về bảo vệ nguồn nước

Mỗi quốc gia tăng cường, đẩy mạnh vai trò của hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, cần siết chặt hơn và xử phạt nghiêm các trường hợp có hành vi gây ô nhiễm nguồn nước. Bắt buộc nguồn nước thải ra môi trường phải đạt tiêu chuẩn quy định đối với các nhà máy sản xuất.

3.2. Sử dụng tài nguyên nước hợp lý

Tuyên truyền, giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm hợp lý nguồn tài nguyên nước. Thường xuyên kiểm tra đường ống, tránh tình trạng rò rỉ, thất thoát. Trong sản xuất công nghiệp, cần kiểm soát chặt chẽ lượng nước cấp đầu vào cho quá trình sản xuất vừa giúp tiết kiệm nước đầu vào, vừa giúp giảm lượng nước thải ra gây ô nhiễm.

Trong nông nghiệp, ưu tiên sử dụng phương pháp tưới phun sương, tưới dạng màng sương cho các loại cây trồng thích hợp.

Có các biện pháp xử lý nước thải, tái sử dụng nước một cách hiệu quả.

Ở một số quốc gia, các kỹ sư thiết kế bồn rửa tích hợp toilet vừa giúp tiết kiệm diện tích phòng tắm vừa giúp tiết kiệm nước bằng cách tận dụng nước thải từ bồn rửa mặt để dội toilet.
Trồng rừng

Rừng được ví như “hồ chứa tự nhiên” có vai trò dự trữ và cung cấp nước. Vì vậy cần tăng độ che phủ của rừng để bảo vệ nguồn nước. Mức độ lưu giữ nước khác nhau tùy vào từng loại rừng và diện tích che phủ nhưng trung bình rừng lưu giữ từ 20 – 30% tổng lượng mưa. Và cũng theo một số nghiện cứ cứ khoảng 1.000ha rừng có khả năng chứa nước tương đương với hồ có dung tích 1 triệu m3.

Có thể thấy thực trạng khan hiếm nguồn nước ngọt trên thế giới hiện nay là vấn đề nóng của toàn cầu và cần sự chung tay nỗ lực của toàn thế giới để góp phần làm chậm quá trình suy giảm trữ lượng nước ngọt. Thiết nghĩ, việc này phải bắt đầu với câu hỏi: “Mỗi ngày chúng ta sử dụng nước như thế nào? Có sử dụng hợp lý và tiết kiệm chưa?

Sử dụng nguồn tài nguyên nước hợp lý
Sử dụng nguồn nước hợp lý, bảo vệ nguồn cung cấp nước ngọt là biện pháp giảm khan hiếm nước

Trên đây là những thông tin về tình trạng khan hiếm nước ngọt mà Hợp Nhất muốn chia sẻ đến Quý bạn đọc, cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi. Để thường xuyên cập nhật những tin tức về môi trường, các bạn đừng quên ấn theo dõi để nhận được thông tin mới nhất từ Môi Trường Hợp Nhất.

4. Tài liệu tham khảo (Reference material)

Bài viết thể hiện cảm nhận cá nhân có tổng hợp thông tin tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau. Ngoài ra, bài viết còn sử dụng một số hình ảnh từ Internet.

Cảm ơn các tác giả đã cung cấp thông tin, tài liệu để chúng tôi có thể hoàn thành bài viết này.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(08:05 27-04-2024)
hệ thống lọc nước nhiễm mặn với công suất lớn để giải “cơn khát” thiếu nước ngọt như phương pháp điện ...
(09:12 26-04-2024)
Để lập giấy phép môi trường, chủ đầu tư dự án có thể tự tìm hiểu thông tin và tự thực hiện hoặc thuê đơn ...
(13:30 25-04-2024)
Theo số liệu nghiên cứu của các nhà khoa học hiện nay, tình trạng mất đa dạng sinh học toàn cầu đang ở mức đáng ...
(11:50 25-04-2024)
khi gặp sự cố tủ điện nước thải, người vận hành cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và nhanh chóng có phương án sửa ...
(11:01 24-04-2024)
Trong quá trình vận hành, chủ đầu tư cũng nên lưu ý đến thời gian bảo trì hệ thống xử lý nước thải để đảm ...
(08:44 23-04-2024)
Ngành chế biến mủ cao su có thuộc nhóm ngành gây ô nhiễm môi trường và phải lập giấy phép môi trường không
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768