Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Thực Trạng Ô Nhiễm Ánh Sáng


1048 Lượt xem - Update nội dung: 29-12-2023 13:59

Đã kiểm duyệt nội dung

Ô nhiễm ánh sáng được hiểu là việc sử dụng ánh sáng nhân tạo không thích hợp hoặc vượt quá mức cho phép, đặc biệt là ở những khu vực công cộng. Ô nhiễm ánh sáng không chỉ gây nên tình trạng lãng phí năng lượng mà còn gây ra các bệnh về mắt, giác mạc. Trong nội dung dưới đây mời các bạn cùng Môi trường Hợp Nhất tìm hiểu về nguyên nhân và tác hại của thực trạng này.

Thực trạng ô nhiễm ánh sáng

1. Thực trạng ô nhiễm ánh sáng hiện nay

So với ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước thì ô nhiễm ánh sáng ít được nhắc đến hơn. Ô nhiễm ánh sáng là hệ quả của nền văn minh công nghiệp khi việc sử dụng ánh sáng ngoài trời vào ban đêm không hiệu quả và không cần thiết.

Theo số liệu thu thập từ Tạp chí Khoa học Science Advances, có đến 80% dân số thế giới và hơn 99% dân số tại châu  u và Hoa kỳ sống dưới bầu trời bị ô nhiễm ánh sáng. Trong đó Singapore, Qatar, Kuwait là những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

2. Phân loại ô nhiễm ánh sáng

Ánh sáng nhân tạo đến từ rất nhiều nguồn như ánh sáng từ đèn đường, ánh sáng từ văn phòng, đèn xe, bảng hiệu,… trong đó ánh sáng từ đèn đường chiếm phần lớn.Ô nhiễm ánh sáng được phân thành nhiều loại, trong đó phổ biến với các loại ô nhiễm như sau:

  • Ánh sáng xâm nhập: Là tình trạng ánh sáng từ khu vực này xâm nhập vào địa phận của người khác. Ví dụ như ánh sáng từ ngoài phố chiếu vào nhà người dân hoặc ánh sáng từ nhà này chiếu vào nhà khác gây mất ngủ hoặc hạn chế tầm nhìn.
  • Ánh sáng chói: Ánh sáng chói thường gặp trong giao thông khi một số phương tiện chiếu thẳng vào mắt người đi đường, gây cản trở tầm nhìn, dễ gặp tai nạn khi lái xe. Đây là kết quả của sự đối lập giữa vùng sáng và vùng tối trong tầm nhìn.
  • Ánh sáng lộn xộn: Ánh sáng từ nhiều nguồn khác nhau, phát tán lộn xộn, không có hướng xác định. Chúng ta thường gặp ánh sáng lộn xộn ở các khu vực có quá nhiều bảng hiệu đèn quảng cáo hoặc hệ thống đèn thiết kế kém.
  • Ánh sáng chiếm dụng bầu trời: Các vùng sáng, các quầng sáng của bầu trời đêm tại khu vực có người ở. Ánh sáng cũng đến từ rất nhiều nguồn khác nhau, được phản chiếu lên bầu trời đêm.

3. Nguyên nhân gây ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, do các hoạt sinh hoạt, kinh tế, xã hội và cả ý thức của con người.

  • Ánh sáng do đèn của các phương tiện giao thông: Các phương tiện giao thông góp phần đáng kể vào vấn đề ô nhiễm ánh sáng, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Ánh sáng từ các khu vực công cộng: Rất nhiều khu vực trung tâm thành phố với các tòa nhà chọc trời được lắp hệ thống đèn chiếu sáng 24/7 cho các mục đích thương mại. Điều này đã góp phần gây ô nhiễm ánh sáng.
  • Sử dụng hệ thống chiếu sáng chưa hiệu quả: Duy trì ánh sáng không hợp lý dẫn đến phải sử dụng nhiều ánh sáng hơn mức cần thiết.

Lựa chọn đèn phát sáng với công suất chưa phù hợp gây ra tình trạng lãng phí ánh sáng và gây ô nhiễm ánh sáng.

Một số nguyên nhân gây ô nhiễm ánh sáng
Một số nguyên nhân gây ô nhiễm ánh sáng (Ảnh minh họa)

4. Tác hại từ ô nhiễm ánh sáng

Ẩn sâu dưới vẻ “hào nhoáng” của sự hiện đạo, hoa lệ của các thành phố lớn, tình trạng ô nhiễm ánh sáng đã gây ảnh hưởng đến nhiều phương diện.

4.1. Gây lãng phí năng lượng

Việc lạm dụng điện từ chiếu sáng quá dư thừa so với nhu cầu cần thiết gây ra tình trạng lãng phí năng lượng. Làm tốn kém một khoản chi phí lớn cho việc chiếu sáng. Ở Mỹ, lạm dụng ánh sáng là nguyên nhân gây tốn kém 2 triệu thùng dầu mỗi ngày.

4.2. Ảnh hưởng đến các hoạt động thiên văn

Ô nhiễm ánh sáng cũng ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu bầu trời của các nhà thiên văn. Trên thực tế ô nhiễm ánh sáng đã làm cho nhiều đài thiên văn đã phải di chuyển địa điểm như Đài thiên văn Greenwich, Đài Thiên văn Hoàng Gia.

4.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng nhân tạo dễ làm cho chúng ta gặp phải tình trạng khó ngủ, rối loạn giấc ngủ, gây ra các bệnh lý về mắt, mệt mỏi, căng thẳng, tăng cảm giác lo âu, làm rối loạn đồng hồ sinh học bình thường. Bên cạnh đó, nếu thường xuyên làm việc hoặc sinh sống tại môi trường có phản quang ánh sáng cao thì võng mạc mắt sẽ bị tổn hại ở nhiều cấp độ khác nhau.

4.4. Phá vỡ hệ sinh thái

Thiên nhiên vốn dĩ thích nghi với  những gì thuộc về tự nhiên, kể cả ánh sáng và bóng tối. Vì vậy, ô nhiễm ánh sáng có thể gây rối loạn thói quen sinh hoạt của các sinh vật, làm cho chúng bị mất tầm nhìn và mất phương hướng. Đặc biệt là đối với các loại côn trùng bay vào ban đêm, khiến cho các loài săn mồi bị gián đoạn chuỗi thức ăn. Mỗi năm tại New York có hàng trăm nghìn chim di cư bị giết chết bởi các tấm kính từ các tòa nhà cao tầng.

ô nhiễm ánh sáng có nhiều tác hại
Ô nhiễm ánh sáng có nhiều tác hại (ảnh minh họa)

5. Những cách khắc phục tình trạng ô nhiễm ánh sáng

Việc khắc phục tình trạng ô nhiễm ánh sáng nằm trong khả năng của con người. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta có thể:

  • Sử dụng ánh sáng vừa đủ, không vượt mức cần thiết.
  • Sử dụng ánh sáng với mục đích rõ ràng, chỉ sử dụng ánh sáng khi cần thiết.
  • Sử dụng ánh sáng có kiểm soát: Sử dụng ánh sáng khi cần thiết và có sự kiểm soát về cường độ. Sử dụng các thiết bị đo ánh sáng để đánh giá chất lượng nguồn ánh sáng từ thiết bị hoặc có thể thay thế thiết bị trong trường hợp cần thiết.
  • Thiết kế hệ thống chiếu sáng phù hợp, có chế độ hẹn giờ và tắt ánh sáng khi không cần thiết.

Có thể thấy, ô nhiễm ánh sáng là “tác dụng phụ” của quá trình đô thị hóa và chúng ta có thể cải thiện bằng những hành động nhỏ, thao tác đơn giản hàng ngày. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài.

Nếu là một người yêu thích các chủ đề về môi trường hoặc ngành xử lý môi trường, các bạn có thể thường xuyên cập nhật thông tin hữu ích từ chúng tôi tại Website moitruonghopnhat.com hoặc Fanpage Môi trường Hợp Nhất.

Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(16:07 04-10-2024)
Ngoài ra, chủ đầu tư cần chuẩn bị thêm các giấy tờ có liên quan khác như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy tờ đất, ...
(08:36 04-10-2024)
Mỗi cơ sở, làng nghề sản xuất bánh tráng sẽ có quy trình sản xuất khác nhau tùy vào sản phẩm đầu ra phân phối ...
(10:24 03-10-2024)
Việc lắp đặt hệ thống xử lý bụi, khí thải là yếu tố then chốt để kiểm soát bụi, khí thải, đảm bảo vệ ...
(10:06 02-10-2024)
Quy định về tái sử sụng nước thải để tưới cây phải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam quy định tại ...
(11:53 01-10-2024)
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà ...
(08:47 01-10-2024)
Sản phẩm tôm đông lạnh là ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768