Thực trạng và giải pháp xử lý nước thải tại nông thôn
Đã kiểm duyệt nội dung
Hiện nay có đến 76% dân số tập trung sinh sống ở khu vực nông thôn. Nếu như 10 năm trước nông thôn vẫn giữa nguyên diện mạo của những lối sống truyền thống, mộc mạc và giản đơn thì hiện này có một nông thông rất mới, rất khác. Song hành cũng tốc độ đô thị hóa ở thành thị thì nông thôn cũng ảnh hưởng không nhỏ. Cơ sở hạ tầng được cải tạo đồng bộ, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, ngành nghề kinh tế phát triển toàn diện và sự liên kết giữa cơ cấu tổ chức ngày càng đồng bộ. Với những thay đổi tích cực như thế, bộ mặt nông thôn dần biến chuyển theo chiều hướng tích cực.
Cùng công ty xử lý nước thải Hợp Nhất tìm hiểu chi tiết về vấn đề ô nhiễm và phương pháp xử lý nước thải ô nhiễm tại các vùng nông thôn.
Thực trạng vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn
Cây đa, giếng nước, sân đình hay bến nước, lũy tre đi vào ký ức của mỗi người xa quê hương, là nơi họ dựa vào sau những giờ làm việc mệt mỏi, là biểu tượng đặc trưng khắc ghi vào nỗi nhớ cho những người con xa xứ. Ấy thế mà chỉ vỏn vẹn vài năm trở lại đây, nông thôn có sự thay đổi chóng mặt, nhà cao tầng mọc san sát nhau, đường xá được xây dựng thoáng đãng, các ngành kinh tế phát triển trên quy mô rộng lớn và thậm chí nhiều khu công nghiệp cũng chuyển hướng hoạt động tại nhiều vùng nông thôn tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người. Và đây chính là những nguyên nhân phát sinh hàng loạt các vấn đề môi trường. Ô nhiễm môi trường là vật cản lớn nhất khiến tốc độ tăng trưởng ở nông thôn bị chững lại.
Ngành chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trở thành đầu mối cung cấp thực phẩm cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu sang các nước khác. Nhờ diện tích rộng lớn cộng với điều kiện tự nhiên phong phú tạo điều kiện thuận lợi để ngành này có bước tăng trưởng vượt bậc, mở rộng quy mô cũng như tạo được nguồn thức ăn chăn nuôi đa dạng. Tuy nhiên, nước thải chăn nuôi hầu như chưa được xử lý sơ bộ, chứa nhiều chất ô nhiễm, vi khuẩn, sinh vật gây bệnh khi tiếp xúc với con người hình thành nhiều căn bệnh nguy hiểm như dịch tả, tiêu chảy, nhiễm khuẩn E.coli,… Chỉ có một số các trang trại chăn nuôi là đã đầy tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải riêng hoặc hầm biogas xử lý phân và nước thải; thế nhưng nhiều hộ gia đình chăn nuôi tự phát xả trực tiếp nguồn nước ra môi trường khiến sông, hồ, kênh, rạch bị ô nhiễm nặng nề.
Chưa kể đến ngành nông nghiệp lạm dụng nhiều thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng cây trồng với liều lượng lớn. Một phần ngấm xuống đất và phần bị rửa trôi gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, ngành nông nghiệp cũng phát triển không kém khi sản lượng và chất lượng sản phẩm không ngừng tăng cao tạo ra giá trị kinh tế cũng như cung cấp nhu cầu lớn cho hàng triệu người dân. Nhiều chiến dịch xử lý nước thải được đề xuất nhưng hầu như vẫn chưa đạt hiệu quả cao vì ý thức người dân chưa cao, do chương trình phát động chưa có tính áp dụng rộng rãi, lẻ tẻ vài đơn vị tham gia nên chưa giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường.
Không chỉ vậy, ngành nuôi trồng thủy sản cũng góp mặt vào danh sách các ngành nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nước thải thủy sản chứa nhiều hóa chất, thức ăn thừa, xác chết của thủy – hải sản lâu ngày bị phân hủy giải phóng nhiều khí độc hại và là nơi sinh trưởng của vi khuẩn, sinh vật, mầm bệnh đe dọa đến sức khỏe của con người. Trong khi xử lý rác thải cũng quan trọng chẳng kém. Ở nông thôn có khá ít đơn vị đứng ra xử lý rác thải, người dân vẫn áp dụng phương pháp cũ như chôn lấp, đốt hoặc vứt bừa bãi khắp nơi. Nhiều bãi rác lộ thiên gây mất cảnh quan thẩm mỹ, rác ngấm vào lòng đất mang theo tạp chất thẩm thấu sâu vào dòng nước ngầm ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt của người dân và khi đốt phát sinh nhiều khí độc gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
Vậy làm thế nào cải thiện môi trường ở nông thôn?
Để xây dựng một diện mạo thông thôn mới thì môi trường được xem là một tiêu chí quan trọng đóng góp không nhỏ vào tiến trình kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng,… Tại nhiều vùng thôn mới được ưu tiên phát triển cây trồng chuyên canh, có giá trị kinh tế cao, tăng sản lượng chăn nuôi nên cần một lượng lớn nguồn nước sử dụng trong tưới tiêu, nước uống; mà ở nông thôn nước dần trở thành một nguồn tài nguyên quý giá được sử dụng hiệu quả và hợp lý.
Vì những vấn đề đặt ra mà việc ứng dụng, nghiên cứu cũng như phát minh nhiều phương pháp xử lý nước thải khác nhau phù hợp với từng nhu cầu sử dụng hoặc tái sử dụng cho nhiều mục đích khác là điều thực sự cần thiết trong vài năm tới.
Hiểu được điều này công ty môi trường Hợp Nhất xin gợi ý đến bạn 3 phương pháp xử lý đặc trưng như xử lý nước thải sơ bộ, xử lý nước thải thứ cấp và xử lý nước thải hoàn thiện
Trên đây là một số vấn đề cơ bản về ô nhiễm môi trường ở nông thôn, đặc biệt và ô nhiễm nguồn nước trở thành vấn đề nóng bỏng cần có sự vào cuộc giải quyết của cộng đồng dân cư, đơn vị môi trường cũng như các doanh nghiệp cần tạo ra giải pháp hiệu quả trong vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn hiện nay. Ngoài dịch vụ xử lý nước thải, Hợp Nhất còn chuyên thành lập hồ sơ môi trường đối với nhiều đối tượng doanh nghiệp, cơ sở đa lĩnh vực.