Thực trạng về chất thải nhựa tại Việt Nam
Đã kiểm duyệt nội dung
Chất thải nhựa trong nhiều năm trở lại đây đã và đang trở thành vấn đề gây nhức nhối toàn cầu bởi những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và con người. Đặc biệt là ở các khía cạnh liên quan đến ô nhiễm biển.
Cùng Công ty môi trường Hợp Nhất tìm hiểu về nguồn gốc phát sinh và tác hại của loại chất thải này đến môi trường trong và ngoài nước.
Chất thải nhựa phát sinh do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rác thải nhựa ngập tràn trên các bờ biển trong và ngoài nước, có thể kể đến như:
- Nhựa từ các khu chợ, khách sạn, nhà hàng, khu đô thị, khu vui chơi – giải trí, tụ điểm buôn bán,…
- Nhựa từ hoạt động sinh hoạt của người dân, khách du lịch,…
- Nhựa từ các hoạt động sản xuất tại nhà máy, khu công nghiệp, xí nghiệp hay xưởng sản xuất
- Nhựa từ các công trình xây dựng
Chất thải nhựa vì sao mang tính toàn cầu?
Có thể nói rác thải nhựa là một vấn đề mang tính cấp bách toàn cầu hóa, một bài toán khó giải cho mọi quốc gia. Yêu cầu cấp thiết đặt ra không chỉ với Việt Nam là phải hạn chế tối đa lượng rác thải này mà trước hết là phải giảm thiểu được lượng tiêu thụ túi nilon, nhựa khó phân hủy, đặc biệt là đối với các loại mặt hàng chỉ sử dụng một lần.
Năm 2018, theo số liệu thống kê thì có đến 360 triệu tấn nhựa đã được sản xuất và lượng tiêu thụ loại chất thải này và đã tăng lên 20 lần trong 50 năm qua. Dự kiến thì con số này sẽ chỉ bằng ½ trong 20 năm nữa. Cũng theo số liệu được công bố thì hiện có khoảng trên 9 tỉ tấn rác thải nhựa đang tồn tại trên thế giới.
Theo các nhà hoạt động môi trường, nếu không có những biện pháp xử lý và khắc phục kịp thời thì đến năm 2050 lượng rác thải nhựa có thể sẽ cao hơn cả lượng cá trên tất cả các đại dương và khi đó các công tác xử lý nước thải, rác thải sẽ gặp muôn vàn khó khăn.
Tác hại của chất thải nhựa đối với môi trường
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng loại chất thải này có thể mất từ 400 – 1000 năm để phân hủy. Bởi đặc tính khó phân hủy, nên lượng rác thải này dù được chôn lấp dưới đất vẫn sẽ trực tiếp làm thảy đổi tính chất vật lý của đất và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thực vật, cây trồng,…
Ngoài ra chúng cũng đe dọa đến môi trường sống của các động vật biển, với lượng rác thải nhựa khổng lồ lên tới 13 triệu tấn được đổ ra đại dương. Và trên thực tế đã không ít lần trên thế giới bắt gặp hình ảnh về những chú cá voi, cá mập trôi dạt vào bờ với hàng tấn nhựa được phát hiện trong khoang bụng.
Thực trạng về rác thải nhựa tại Việt Nam
Tại Việt Nam, theo ước tính đã có khoảng 1.8 tấn rác thải nhựa, túi nilon được xả thải ra môi trường mỗi năm nhưng thực tế cho thấy có đến hơn 73% số chất thải nhựa này không được tái chế. Với chỉ khoảng 27% rác thải nhựa được tái chế thì Việt Nam đang tự biến mình thành một bãi rác khổng lồ và chúng ta đang phải sống chung với ô nhiễm môi trường từ loại chất thải này.
Theo bảng xếp hạng về các nước xả thải chất thải nhựa nhiều nhất trên thế giới thì nước ta đứng thứ 4 với tổng lượng chất thải lên tới 1.8 triệu tấn mỗi năm. Mức độ tiêu thụ nhựa cũng tăng từ 3.8 kg/ng/năm vào năm 1990 lên 41kg/ng/năm trong năm 2015.
Thế nhưng, nước ta vẫn nhập khẩu các loại phế liệu nhựa hàng năm tăng theo cấp số nhân. Cụ thể thì năm 2016, nước ta nhập khẩu 18.548 tấn, và trong năm 2018 con số này là 175.000 tấn. Thực tế cũng cho thấy nước ta cũng đang phải chịu hậu quả nặng nề về sức khỏe người dân, nền kinh tế đến từ rác thải nhựa.
Làm thế nào để giảm thiểu lượng rác thải?
Bên cạnh việc tham khảo các công phương pháp xử lý chất thải nhựa từ các nước tiên tiến thì Việt Nam cũng cần đẩy mạnh công tác quản lý, nghiên cứu để tạo ra các mặt hàng sinh học dễ phân hủy thay thế nhựa, túi nilon cũng như các phương thức tái chế để sử dụng lại. Đây là một quá trình mang tính cấp thiết, có tính chất lâu dài.
Xem thêm bài viết về ô nhiễm không khí và xử lý khí thải.