Thực trạng xử lý CTR gây ô nhiễm tại Nghệ An
Đã kiểm duyệt nội dung
Kế hoạch bảo vệ môi trường nông thôn mới ở tỉnh Nghệ An dự kiến sẽ thu gom và xử lý hoàn toàn lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từng địa phương. Và lựa chọn đúng công nghệ xử lý sẽ góp phần tiêu hủy và xử lý dứt điểm các khu vực ô nhiễm hiện nay.
Mới chỉ xử lý 53% rác thải ở vùng nông thôn
Trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An phát sinh khoảng hơn 1 nghìn tấn/ngày, rác thải đô thị 1 nghìn tấn/ngày và nông thôn phát sinh 700 tấn/ngày. Trên thực tế tổng lượng CTR được thu gom và xử lý chỉ đạt 1.400 tấn/ngày (chiếm 81%), bao gồm đô thị chiếm 91,7% và nông thôn chiếm 53,1%.
Do đó mục tiêu bảo vệ môi trường ở khu vực nông thôn phải ngăn chặn mức độ ô nhiễm, khắc phục các khu vực bị ảnh hưởng và có ý thức sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.
Những mục tiêu khắc phục ô nhiễm gồm xử lý các điểm ô nhiễm do thuốc BVTV, rà soát các điểm ô nhiễm thuốc BVTV chưa đưa vào danh mục, xây dựng các trạm trung chuyển CTR và xây dựng khu xử lý rác thải tập trung đúng theo quy định.
“Đau đầu” lựa chọn phương án đột phá trong xử lý chất thải rắn
Với gần 90 tấn rác mỗi ngày, huyện Yên Thành ký hợp đồng với công ty thu gom rác thải tuy nhiên cách xử lý phổ biến nhất vẫn là chôn lấp, đốt khiến rác thải cháy âm ỉ phát sinh nhiều chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường.
Với lò đốt rác thải sinh hoạt tổng kinh phí hơn 4 tỷ đồng với công suất xử lý 300 kg rác/giờ (2 – 3 tấn/ngày) đã giảm bớt lượng rác trên địa bàn. Mặc dù nằm xa khu dân cư nhưng lò đốt rác này lại tiếp nhận nhiều ý kiến phản đối của người dân vì ô nhiễm khói bụi đốt rác trong suốt quá trình xử lý rác thải.
Ngoài lò đốt rác xã Văn Thành (huyện Yên Thành) còn có lò đốt xã Minh Thành, Tăng Thành cũng đi vào hoạt động. Ngoài ra cũng có lò đốt Khánh Sơn (huyện Nam Đàn) quy mô nhỏ đã hoạt động trong thời gian dài những chỉ là giải pháp đối phó.
Đối với nhà máy xử lý rác thải có quy mô vừa và lớn thì có Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Yên, Nhà máy xử lý chất thải rắn Nghĩa Đàn và Nhà máy xử lý chất thải rắn Hoàng Mai.
Đối với Khu liên hợp chất thải rắn Nghi Yên được thiết kế theo công nghệ Đan Mạch với tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng. Khu liên hợp có diện tích 53 ha và có đến 46 ha công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Nghệ An tiếp nhận vận hành theo công nghệ châu Âu.
Với hệ thống xử lý nước thải rỉ rác này lại không được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh nên lượng nước rỉ rác phát sinh lớn, làm phát sinh nhiều vấn đề và cản trở công tác vận hành, quản lý. Trong đó UBND tỉnh giao Nhà máy xử lý và tái chế CTR Ecovi do Chi nhánh Công ty CP Galax tại Nghệ An làm chủ đầu tư.
Hiện tại đơn vị này đang vận hành 2 lò đốt nhưng chưa lắp đặt hệ thống xử lý khí thải lò đốt đạt chuẩn làm phát sinh khói bụi và mùi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Hàng chục hộ dân xóm 4,5 xã Nghi Yên nhưng có đến 70 hộ dân vẫn chưa được di dời, tái định cư đến khu vực an toàn hơn.
Đáng chú ý nhà máy xử lý CTR thôn Nghĩa Đàn tại xã Nghĩa Bình do Tập đoàn công nghệ T-Tech Việt Nam đầu tư xây dựng mang nhiều ưu điểm khả thi hơn. Nhà máy này được đầu tư đến 70 tỷ đồng với quy mô 3,1 ha, công suất xử lý từ 75 – 100 tấn/ngày. Được biết nhà máy này có thể tiêu hủy đến 95% lượng rác và chôn tro xỉ sau đốt chiếm khoảng 5%. Theo sau đó, nhà máy xả lý CTR Hoàng Mai cũng phần nào hỗ trợ giảm bớt lượng rác thải ở khu vực này. Nhược điểm lớn nhất của 2 nhà máy này là chi phí xử lý khá cao, khoảng 400 nghìn đồng/tấn.
Không chỉ riêng Nghệ An mà CTR sinh hoạt hiện trở thành vấn đề nan giải và gây nhiều khó khăn cho công tác xử lý môi trường. Đặc biệt để chọn lựa công nghệ xử lý không phải là điều dễ dàng vì hiện nay vẫn chưa tìm thấy nhà đầu tư phù hợp như mong muốn.
Để áp dụng công nghệ xử lý rác thải không gây ô nhiễm môi trường là hướng đi cần thiết nhất của các địa phương. Đối với các công nghệ hiện đại đòi hỏi tỉnh phải có nguồn chi phí đáng kể, phải được thử nghiệm thực tế và tính toán kỹ lưỡng sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.