Tích hợp nhiều bộ lọc trong XLNT dệt nhuộm
Đã kiểm duyệt nội dung
Một trong những khó khăn khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm đó chính là tính chất nguồn thải thay đổi liên tục tùy vào lượng hóa chất sử dụng, công nghệ sản xuất, đặc tính về trang thiết bị - máy móc trong quy trình sản xuất hàng hóa. Phần nước thải này đòi hỏi phải ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường và kết hợp nhiều phương pháp xử lý khác nhau.
Ngoài các phương pháp thông thường như hóa lý – sinh học, còn có giải pháp nào hiệu quả vượt trội hơn không. Nếu bạn muốn tìm hiểu thì cùng Công ty môi trường Hợp Nhất tìm hiểu qua nhé!
Vì sao nước thải dệt nhuộm lại rất khó xử lý?
Như những thông tin trước Hợp Nhất đã chia sẻ, thành phần và tính chất của nước thải dệt nhuộm không như quy trình xử lý nước thải nước sinh hoạt. Đặc trưng của nguồn thải này chứa nhiều thành phần ô nhiễm khó xử lý như chất hữu cơ khó phân hủy, độ màu cao, thuốc nhuộm, hóa chất độc hại,… nên cần quy trình xử lý tiên tiến hơn.
Nếu như trước đây người ta thường kết hợp phương pháp hóa lý và sinh học để xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm nhưng bước đầu chỉ loại bỏ chất hữu cơ dễ hòa tan. Tuy nhiên, các phương pháp này chưa có khả năng khử hết thuốc nhuộm, nước sau xử lý không đảm bảo chất lượng nên hầu như không đạt chỉ tiêu môi trường.
Dựa trên cơ sở hóa lý – sinh học, người ta kết hợp cùng nhiều bộ lọc khác nhau sẽ giúp tăng hiệu quả loại bỏ nhiều hợp chất khó phân hủy kết hợp phương pháp oxy hóa nâng cao để khử hợp chất bền sinh học. Vì thế những bộ lọc nước thải khác nhau có khả năng thích ứng với đặc trưng của nước thải dệt nhuộm như nhiệt độ, giá trị pH, độ màu, chất rắn lơ lửng, BOD, COD.
Tái sử dụng nước thải dệt nhuộm
Nước thải dệt nhuộm thường rất khó xử lý nên người ta sẽ quyết định sử dụng nhiều bộ lọc khác nhau. Mỗi bộ lọc sẽ giữ vai trò xử lý đặc trưng để loại bỏ hết tạp chất ô nhiễm.
Trước khi đi qua bộ lọc, hệ thống xử lý nước thải sẽ tiếp nhận qua các bể xử lý như bể keo tụ tạo bông và bể lắng vách nghiêng.
- Tại bể keo tụ tạo bông: sử dụng phèn nhôm và phèn sắt để loại bỏ độ màu và chất rắn lơ lửng.
- Tại bể lắng vách nghiêng: loại bỏ bông cặn và bổ sung chất dinh dưỡng để VSV hiếu khí và kỵ khí phát triển ở các giai đoạn tiếp theo.
Vai trò của các bộ lọc nước thải là gì?
- Bộ lọc kỵ khí: với vật liệu là xơ dừa có tác dụng xử lý màu trong nước thải được lắp đặt trên giá đỡ với nhiều lỗ rỗng.
- Bể lọc sinh học hiếu khí: chủ yếu xử lý nồng độ nhu cầu oxy hóa học với lớp vật liệu đệm xơ dừa. Trong môi trường có cung cấp nguồn khí dưới dạng bọt nhờ máy thổi khí.
- Bể sinh học màng vi lọc: lớp màng có dạng tấm phẳng đặt chìm trong bể để xử lý màu và COD. Máy thổi khí hoạt động liên tục để cấp khí cho VSV trong nước sinh trưởng và phát triển. Giá trị nồng độ pH của màng vi lọc thường là 3 và thời gian lưu bùn là 40 ngày.
- Bể lọc thẩm thấu ngược: đây là giai đoạn xử lý triệt để tại bể lọc RO với khả năng tái sử dụng nước hiệu quả hơn. Phần nước trong được tuần hoàn lại giai đoạn nhuộm, phần nước đục hơn tiếp tục được xử lý tại bể oxy hóa nâng cao để xử lý độ màu và COD đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường.
Đây là hệ thống phức tạp tích hợp nhiều bộ lọc khác nhau có thể ứng dụng ngay vào nhiều nhà máy dệt nhuộm phù hợp với quy định nghiêm ngặt liên quan đến vấn đề xả thải. Đối với doanh nghiệp chỉ quan tâm đến công đoạn xử lý nước thải chỉ khi xảy ra sự cố thì cần tham khảo và hướng đến mục tiêu xây mới hệ thống XLNT hoàn chỉnh mang lại nhiều giá trị kinh tế giống như mô hình trên.
Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực xử lý nước thải dệt nhuộm, chúng tôi luôn sẵn sàng hợp tác cùng các Quý doanh nghiệp trong các dự án này!