Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ môi trường cho doanh nghiệp

Tiềm năng phát triển điện sinh khối


1198 Lượt xem - Update nội dung: 08-04-2021 06:56

Đã kiểm duyệt nội dung

Khi thế giới phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, giá dầu thô tăng cao, giá năng lượng thế giới quá lớn khiến nhu cầu năng lượng ngày càng hạn chế hơn. Và một trong những cách duy trì nguồn năng lượng sẵn có bao gồm sản xuất điện sinh khối.

Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất sẽ chia sẻ tới các bạn vấn đề này ở chia sẻ dưới đây!

Điện sinh khối là gì?

Là nguồn điện trung hòa cacbon tạo ra từ chất thải hữu cơ tái tạo. Khi bị đốt cháy, năng lượng trong sinh khối được giải phóng dưới dạng nhiệt. Trong các nhà máy điện sinh khối, chất thải gỗ cùng nhiều chất thải khác được đốt để tạo ra hơi nước chạy tuabin để sản xuất điện hoặc cung cấp nhiệt cho các ngành công nghiệp.

Lợi ích môi trường

Điện sinh khối bằng cách sử dụng chất thải làm nhiên liệu trong nhà máy năng lượng xanh. Điều nay giảm gánh nặng chất thải hoặc phân hủy gây ô nhiễm. Năng lượng sinh khối không đe dọa đến rừng.

Việc chặt phá rừng với mục đích lấy gỗ tạo ra điện xanh không còn hiệu quả về mặt kinh tế. Nhiên liệu kinh tế hiệu quả duy nhất tại các cơ sở sản xuất sinh khối từ sản phẩm từ chất thải gồm xây dựng, phá dỡ, gỗ phế thải từ các ngành công nghiệp khác.

Tiềm năng phát triển điện sinh khối

Năng lượng tái tạo

  • Trở thành năng lượng tái tạo với nguồn sinh khối có sẵn dồi dào.
  • Tăng cường quản lý đất đai, nông nghiệp hiệu quả đảm bảo nguồn tài nguyên không bị cạn kiệt nhanh hơn so với mức sử dụng.

Không phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu hóa thạch

  • Khi sinh khối chuyển đổi hoàn toàn thành điện giúp giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
  • Điện sinh khối trở thành nguồn năng lượng mới có tác dụng giải quyết biến đổi khí hậu, giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào than, dầu hay khí đốt.
  • Khi công nghệ tái tạo gió/mặt trời chiếm ưu thế trong tương lai thì sản xuất điện sinh khối chiếm vị trí ngày càng quan trọng hơn.
  • Nguồn nhiên liệu sinh học trở thành chất mang năng lượng thay thế quan trọng hơn so với dầu diesel, dầu mỏ.

Giảm thiểu chất thải

  • Tạo ra năng lượng từ chất thải hữu cơ giúp ích rất nhiều trong việc quản lý chất thải.
  • Nhiều nhà máy điện sản xuất khối lượng chất thải lớn.
  • Khi chất thải từ động, thực vật ngày càng tăng thì việc tìm cách tái sử dụng chất thải này trở thành công việc quan trọng gắn liền với các mục tiêu phát triển bền vững.

Các cách sản xuất điện sinh học

Đốt cháy

  • Điện sinh khối được sản xuất bằng cách đốt trực tiếp trong lò hơi tạo hơi nước áp suất cao.
  • Hơi nước làm quay cánh tuabin, chuyển động của chúng làm phát điện tạo ra điện năng.

Phân hủy kỵ khí

  • Chất thải hữu cơ từ chất thải hoặc nước thải được thu gom trong bể không chứa oxy để phân hủy kỵ khí.
  • Khi đó, chất thải bị phân hủy tạo ra khí metan cùng các sản phẩm phụ để tạo ra khí tự nhiên tái tạo. Sau đó chúng được lọc sạch và sử dụng tạo ra điện.

Chuyển đổi sang nhiên liệu khí/lỏng

  • Khí hóa tạo điều kiện vật liệu sinh khối tiếp xúc với nhiệt độ cao với ít oxy hơn để tạo ra khí tổng hợp gồm cacbon monoxit và hydro.
  • Nhiệt phân hoạt động trong nhiều điều kiện khác nhau. Sinh khối đốt nóng ở nhiệt độ thấp, hoàn toàn không có oxy để tạo ra dầu sinh học thô. Sau đó, dầu thay thế trong lò nung, tuabin và động cơ để sản xuất điện.

Tiềm năng phát triển điện sinh khối

Đối với điện sinh khối trên thế giới

Sinh khối xếp vào nguồn năng lượng lớn thứ 4  gồm cây cối, cây trồng công nghiệp, thực vật, bã nông – lâm nghiệp, khí metan từ bãi chôn lấp, trạm xử lý nước thải,…

Mỹ dẫn đầu khi sản lượng điện sinh khối lớn nhất thế giới với hơn 350 nhà máy điện sinh học sản xuất đến 7.500 MW điện/năm. Ở Nhật Bản đã phát triển nhiều dự án phát triển đô thị sinh khí.

Hàn Quốc cũng chú trọng vào năng lượng sinh học với mục tiêu đến năm 2030 sẽ nâng cao năng lượng tái tạo sử dụng đạt 11%. Còn ở Trung Quốc có hàng chục nhà máy điện sản xuất từ sinh khối với công suất 50 MW/nhà máy.

Điện sinh khối ở Việt Nam

Cũng như các quốc gia khác, nước ta có tiềm năng lớn trong việc cung cấp nguồn sinh khối dồi dào từ chất thải nông nghiệp, rác, nước thải để sản xuất điện hoặc ứng dụng đồng phát năng lượng. Với kế hoạch này, lượng lớn nguồn sinh khối giảm cũng đồng nghĩa với việc giảm các khu vực nhạy cảm ô nhiễm, giảm tác động đến hệ sinh thái và môi trường.

Trong 60 tấn sinh khối từ phế phẩm nông nghiệp thì có đến 40% sử dụng trong việc sản xuất năng lượng/điện cho hộ gia đình. Với tiềm năng lớn, nước ta bắt đầu xây dựng các dự án điện sinh học có quy mô công suất lớn đáp ứng nhu cầu năng lượng ở hiện tại và tương lai.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(13:32 29-04-2025)
Công ty Cổ phần Xây dựng và Công nghệ Môi trường Hợp Nhất cam kết mang đến các giải pháp xử lý khí thải tại ...
(09:03 29-04-2025)
Xử lý nước thải nhà máy chế biến nước ép trái cây cần phải có hệ thống đặc biệt, được nghiên cứu kỹ ...
(08:55 29-04-2025)
Xu hướng sống "xanh" là xu hướng chọn lối sống thân thiện với môi trường, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực ...
(09:13 26-04-2025)
Mỗi dự án có quy mô, công suất khác nhau, vì vậy, việc mở rộng có phải lập lại hồ sơ môi trường sẽ phải căn ...
(10:08 24-04-2025)
Ô nhiễm không khí và nước thường xuất hiện khi khối lượng than đá sử dụng trên toàn cầu không ngừng gia tăng. Khi ...
(09:33 24-04-2025)
Có một số nhà hàng thuộc trường hợp phải đăng ký môi trường; có một số được miễn đăng ký môi trường và ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768