Tiết Kiệm Chi Phí Xử Lý Và Diện Tích Xây Dựng Hệ Thống
Đã kiểm duyệt nội dung
Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên thiết kế, xây dựng, vận hành, cải tạo, nâng cấp và bảo trì hệ thống xử lý nước thải với đội ngũ kỹ sư dày dạn kinh nghiệm và có chuyên môn cao. Và một trong những điều mà Hợp Nhất rút ra được trong hơn 7 năm hoạt động là mang lại nhiều giải pháp tiết kiệm nhất cho chủ đầu tư.
1. Tiết kiệm chi phí đầu tư
Việc đầu tư HTXLNT không hề đơn giản như việc mua một sản phẩm trên thị trường, mà cũng chẳng dễ dàng như việc xây dựng một căn nhà đơn giản. Thiết kế HTXLNT không đơn thuần chỉ để thu gom nước thải mà chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất của con người nhưng vẫn phải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường của nhà nước.
Chủ đầu tư tính toán chi tiết và kỹ lưỡng cho các vấn đề liên quan đến hệ thống nhất là đầu tư vào công nghệ xử lý nước thải, thiết bị - máy móc vận hành hệ thống. Tất cả các vấn đề này được đánh giá và nghiên cứu trước khi được sử dụng riêng cho từng nguồn thải.
Đối với các cơ sở nhỏ, lẻ họ không đủ năng lực để xây dựng hệ thống lớn. Hơn nữa, lưu lượng xả thải nhỏ nên đòi hỏi hệ thống được thiết kế với công suất phù hợp. Đặc thù của nguồn thải sẽ giúp chủ đầu tư lựa chọn công nghệ, phương pháp xử lý triệt để các vấn đề liên quan đến việc loại bỏ chất ô nhiễm. Giải pháp tốt nhất vẫn là lựa chọn hệ thống đơn giản, quy trình xử lý ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả xử lý cao, chẳng hạn như trạm xử lý nước thải.
Đối với các cơ sở, doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn rất cần đến hệ thống với công suất lớn. Đặc thù của những hệ thống này phải mang tính hiện đại hóa cùng khả năng ưu việt vì tính chất phức tạp của nguồn thải, đặc biệt là xử lý nước thải tái chế phế liệu hay dệt nhuộm, mực in,…
Một trong những thách thức lớn nhất mà chủ đầu tư lo ngại là không tìm được công nghệ xử lý thích hợp, chưa kể những trở ngại liên quan đến vốn hoặc nguồn lực có chuyên môn kỹ thuật vận hành hệ thống.
2. Tiết kiệm diện tích xây dựng
Vấn đề tiếp theo là diện tích xây dựng hệ thống, điều này khá phổ biến. Với những khu vực hạn hẹp về diện tích xây dựng hoặc không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật như đất lún, dễ bị sạt lở lại không đảm bảo tính an toàn khi thi công lắp đặt hệ thống.
Để đáp ứng yêu cầu này đòi hỏi phải chọn công nghệ phù hợp, nhất là nên triển khai những thiết bị xử lý gọn nhẹ và linh hoạt. Hiện nay, thay vì lắp đặt hệ thống bằng cách xây bằng bê tông cốt thép dưới lòng đất, người ta bắt đầu chuộng sử dụng thiết bị hợp khối nhỏ gọn hơn.
Chẳng hạn như tại các khu chung cư, tòa nhà ở đô thị thường nằm ở khu vực đông dân cư nên diện tích để xây dựng hệ thống còn khá khó khăn. Trong khi đó, để xử lý nước thải sinh hoạt thường xử lý với khối lượng lớn mà không gian lắp đặt hệ thống không quá lớn nên giải pháp dùng bồn chứa, thiết bị hợp khối được đánh giá là tốt nhất.
3. Tiết kiệm chi phí lựa chọn công nghệ
Đây là tiêu chí ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hệ thống, thế nhưng có không ít công nghệ mặc dù chi phí đắt đỏ nhưng hiệu suất xử lý nước thải chẳng được bao nhiêu. Không chỉ phụ thuộc vào giá thành cần ưu tiên lựa chọn sản phẩm mang tính ứng dụng cao, khả năng loại bỏ nhiều chất ô nhiễm. Đặc biệt trong thời gian gần đây, người ta thích sử dụng công nghệ có thể tái sử dụng nguồn thải sau xử lý cho các mục đích khác.
Với đơn vị có dòng thải đơn giản, không phức tạp thì nên sử dụng công nghệ bùn hoạt tính, AAO, MBBR, SBR và MBR là những phương án hàng đầu được các chuyên gia đánh giá cao với giá thành hợp lý. Với nguồn thải phức tạp hơn thì nên sử dụng công nghệ hiện đại như Oxy hóa nâng cao, điện hóa hoặc có thể kết hợp cùng lúc nhiều công nghệ với nhau.
4. Tiết kiệm năng lượng trong HTXLNT
Điện năng tiêu thụ khiến chủ đầu tư phải chi trả một khoản tiền khá lớn. Thông thường, một hệ thống XLNT được vận hành đòi hỏi cần nguồn điện lớn mới đảm bảo quy trình xử lý không gặp bất kỳ trở ngại nào. Nguồn điện chủ yếu cung cấp cho máy bơm, máy sục khí, khuấy trộn cho các bể xử lý.
Đặc biệt, nguồn điện được cấp cho quá trình sục khí trong bể sinh học. Vì sục khí tạo ra nguồn oxy ổn định giúp VSV tăng trưởng xử lý hết hợp chất ô nhiễm. Do đó người ta tìm ra cách tận dụng nguồn năng lượng để cấp lại cho dây chuyền sản xuất.
Người ta lợi dụng áp lực thủy tĩnh để giảm chi phí điện năng trong quá trình thiết kế. Mô hình này sẽ thu gom tập trung nước thải từ cao xuống thấp, càng về sau các bể đặt thấp dần để tận dụng áp lực thủy tĩnh.