Tiêu chí xây dựng đô thị sinh thái ở Việt Nam
Đã kiểm duyệt nội dung
Đô thị sinh thái xuất hiện khi nào?
Đô thị sinh thái (Ecocity) bắt nguồn từ những năm 80 của TK XX được các học giả người Đức phát triển nhiều ý tưởng xây dựng. Lúc đầu, đô thị sinh thái này chủ yếu tập trung vào sự trao đổi những hoạt động diễn ra trong đô thị như năng lượng, nước, chất thải, khí thải,…
Mô hình này khá phổ biến ở châu Âu và Đức. Ở Pháp, Chính phủ không ngừng kêu gọi đầu tư xây dựng đô thị sinh thái. Và khu Confluence ở Lyon (Pháp) là một trong những đô thị kiểu mẫu về không gian xanh, tiết kiệm năng lượng, kết hợp sử dụng vật liệu và công nghệ tiên tiến mà nó được vinh danh tại nhiều giải thưởng.
Ở châu Á tiêu biểu là dự án đô thị sinh thái ở Fujisawa tỉnh Kanagawa của Nhật Bản. Khu vực này hiện có 1.000 nhà ở và nhiều dịch vụ tiện ích. Dự án này trang bị nhiều thiết bị thông minh với khả năng sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng sẵn có. Ứng dụng hệ thống cung cấp năng lượng mặt trời có thể giảm đến 70% nhu cầu sử dụng điện cho từng hộ gia đình.
Tiêu chuẩn đô thị sinh thái của quốc tế
Các tiêu chí xem xét đánh giá đô thị sinh thái được chia thành các nhóm chính:
- Tái cơ cấu đô thị: phát triển kiến trúc đô thị và sử dụng đất hợp lý.
- Ưu tiên thứ tự giao thông: đi bộ, xe đạp, giao thông công cộng bằng xe điện, tàu điện ngầm, xe bus và cuối cùng xe ô tô.
- Năng lượng: ưu tiên dùng năng lượng tái tạo như mặt trời, gió,… và hạn chế sử dụng tài nguyên không thể tái tạo.
- Xã hội: đảm bảo kiến trúc, thiết kế tại chỗ và sinh hoạt cho người dân, giáo dục, việc làm,..
- Nông nghiệp.
- Quy hoạch cơ sở hạ tầng.
- Kinh tế và chính sách, thể chế quản lý.
Đô thị sinh thái ở Việt Nam
Nước ta vẫn chưa có quy định và chưa xây dựng tiêu chí cụ thể về các đô thị sinh thái như thế nào. Theo một số nhà nghiên cứu thì đô thị sinh thái có thể dựa vào các tiêu chí như kiến trúc công trình, đa dạng sinh học, đô thị, công nghiệp và giao thông.
Đô thị sinh thái vẫn còn là khái niệm khá mới mẻ và cần nhiều thời gian để tập trung phát triển vào thực tế. Ngoài ra, các yêu cầu về đô thị cũng ngày càng được nâng cao hơn về hình thức và khả năng ứng dụng cao.
Với công trình xây dựng đô thị tiêu thụ tới 70% tổng năng lượng tiêu thụ. Gắn liền với tiêu chí sinh thái, công trình kiến trúc phải được xây dựng và thiết kế đảm bảo các tiêu chí như tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, giảm lượng chất thải ra bên ngoài cũng như kiến tạo môi trường xanh trong nhà,…
Đối với giao thông vận tải, đô thị xanh giúp thúc đẩy việc giảm nhu cầu di chuyển của các phương tiện cơ giới như xây dựng phần đường cho người đi bộ và người đi xe đạp. Thêm vào đó, cũng nên tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng, chuyển đổi sử dụng sang xăng sinh học, giảm sử dụng xăng có mức phát thải lớn.
Trong lĩnh vực công nghiệp, nhờ đô thị sinh thái mà ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm có thể tái sử dụng, tái sản xuất và tái chế. Thúc đẩy các lĩnh vực tái sử dụng sản phẩm phụ và giảm quá trình vận chuyển hàng hóa để tránh phát thải khí nhà kính.
Cần đẩy mạnh các quy trình tái sử dụng, tái chế chất thải nhằm giảm thiểu chất thải ra ngoài môi trường, tập trung sử dụng nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo để thay thế hoàn toàn việc phụ thuộc vào nguồn năng lượng đốt nhiên liệu hóa thạch. Phải đảm bảo các đô thị tiếp cận có hiệu quả với chất lượng không khí và nguồn nước sinh hoạt sạch, quản lý cũng như kiểm soát chất thải hợp lý.
Hiện Tập đoàn Novoland cũng đẩy mạnh phát triển mô hình đô thị sinh thái ở Biên Hòa, Đồng Nai như dự án khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City rộng hàng trăm ha. Dự án này không chỉ tôn vinh không gian xanh mà còn kết nối với nhiều mảng xanh nhằm tạo ra nhiều lợi ích cho con người. Đồng thời ở đây cũng tích hợp nhiều dịch vụ tiện ích nhằm kiến tạo lối sống thân thiện với môi trường và nâng cao chất lượng sống đầy tiện nghi.
moitruonghopnhat.com - Chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!