Tiêu Chuẩn Chất Lượng Không Khí
Đã kiểm duyệt nội dung
Để làm cơ sở cho việc đánh giá mức độ ô nhiễm không khí phát thải công nghiệp. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành bộ “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ QCVN 19:2009/BTNMT”. Trong bộ quy chuẩn này có các thuật ngữ và tiêu chuẩn chất lượng không khí được xác định cụ thể.
1. Một số thuật ngữ
- Khí thải công nghiệp: Khí thải công nghiệp là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi trường không khí từ ống khói, ống thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp.
- Bụi là những hạt chất rắn nhỏ, thông thường là những hạt có đường kính nhỏ hơn 75 μm, tự lắng xuống do trọng lượng của chúng nhưng vẫn có thể lơ lửng một thời gian [theo TCVN 5966:2009 (ISO 4225-1994)].
- Mét khối khí thải chuẩn (Nm3) là mét khối khí thải ở nhiệt độ 25oC và áp suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân.
- Kp là hệ số lưu lượng nguồn thải ứng với tổng lưu lượng khí thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp.
- Kv là hệ số vùng, khu vực ứng với địa điểm đặt các nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp phát sinh khí thải vào môi trường không khí.
- L (m3/h) là tổng lưu lượng khí thải của các ống khói, ống thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công.
2. Quy định nồng độ cho phép của khí thải
Nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp được tính theo công thức sau:
Cmax = C x Kp x Kv
Trong đó:
- Cmax: nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp, [mg/Nm3];
- C: nồng độ của bụi và các chất vô cơ trong quy định tại bảng 1.1;
- Kp: hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại bảng 1.2;
- Kv: hệ số vùng, khu vực quy định tại bảng 1.3.
Bảng 1.1: Nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp
STT |
Thông số |
Nồng độ C (mg/Nm3) |
|
A |
B |
||
1 |
Bụi tổng |
400 |
200 |
2 |
Bụi chứa silic |
50 |
50 |
3 |
Amoniac và các hợp chất amoni |
76 |
50 |
4 |
Antimon và hợp chất, tính theo Sb |
20 |
10 |
5 |
Asen và các hợp chất, tính theo As |
20 |
10 |
6 |
Cadmi và hợp chất. tính theo Cd |
20 |
5 |
7 |
Chì và hợp chất, tính theo Pb |
10 |
5 |
8 |
Cacbon oxit, CO |
1000 |
1000 |
9 |
Clo |
32 |
10 |
10 |
Đồng và hợp chất, tính theo Cu |
20 |
10 |
11 |
Kẽm và hợp chất, tính theo Zn |
30 |
30 |
12 |
Axit clohydric, HCl |
200 |
50 |
13 |
Flo, HF, hoặc các hợp chất vô cơ của Flo, tính theo HF |
50 |
20 |
14 |
Hydro sunphua, H2S |
7,5 |
7,5 |
15 |
Lưu huỳnh dioxit, SO2 |
1500 |
1500 |
16 |
Nito oxit, NOx (tính theo NO2) |
1000 |
850 |
17 |
Nito oxit, NOx (cơ sở sản xuất hóa chất), tính theo NO2 |
2000 |
1000 |
18 |
Hơi H2SO4 hoặc SO3 |
100 |
50 |
19 |
Hơi HNO3 (các nguồn khác), tính theo NO2 |
1000 |
500 |
Trong đó:
- Cột A quy định nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động trước ngày 16 tháng 1 năm 2007 với thời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2014;
- Cột B quy định nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính giá trị tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với:
+ Các cơ sở chế xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp với thời gian áp dụng kể từ ngày 1/1/2015.
Bảng 1.2: Hệ số lưu lượng nguồn thải Kp
Lưu lượng nguồn thải (m3/h) |
Hệ số Kp |
L ≤ 20.000 |
1 |
20.000 ≤ L ≤ 100.000 |
0,9 |
L > 100.000 |
0,8 |
Bảng 1.3: Hệ số vùng, khu vực Kv
Phân vùng, khu vực |
Hệ số Kv |
|
Loại 1 |
Nội thành đô thị loại đặc biệt và đô thị loại I; rừng đặc dụng; di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng; cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động công nghiệp khác có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 2 km. |
0,6 |
Loại 2 |
Nội thành, nội thị đô thị loại II, III, IV; vùng ngoại thành đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I có khoảng cách đến ranh giới nội thành lớn hơn hoặc bằng 2km; cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động công nghiệp khác có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 2km. |
0,8 |
Loại 3 |
Khu công nghiệp; đô thị loại V; vùng ngoại thành, ngoại đô thị loại II, III, IV có khoảng cách đến ranh giới nội thành, nội thị lớn hơn hoặc bằng 2 km; cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động công nghiệp khác có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 2 km. |
1 |
Loại 4 |
Nông thôn |
1,2 |
Loại 5 |
Nông thôn miền núi |
1,4 |
3. Đơn vị đo nồng độ các khí gây ô nhiễm và bụi
Các khí gây ô nhiễm trong khí quyển là phần triệu (ppm) và được xác định theo công thức:
ni = Vkon/Vair. 106
Trong đó:
- Vkon: Phần thể tích của các khí gây ô nhiễm đang hoạt động trong một lượng không khí xem xét ở áp suất tổng cộng P và nhiệt độ T;
- Vair: Tổng thể tích lượng không khí xem xét ở cùng nhiệt độ T và áp xuất p.
Nồng độ của mỗi khí gây ô nhiễm hay thành phần bụi là:
Ci = mkon/Vair [mg/m3]
Vừa rồi là thông tin về “Tiêu chuẩn chất lượng không khí” cũng như đơn vị đo nồng độ. Hy vọng nội dung mà Môi trường Hợp Nhất chia sẽ hữu ích cho bạn.
Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo. Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường: quý bạn đọc cần tra cứu - cập nhật hiệu lực pháp luật hiện hành của từng điều luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!
Bộ phận Truyền thông & Marketing