Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Tiêu chuẩn xử lý nước thải bệnh viện


4036 Lượt xem - Update nội dung: 24-12-2019 15:31

Đã kiểm duyệt nội dung

Nước thải bệnh viện xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như nước thải sinh hoạt, nước thải thí nghiệm, nước thải rửa dụng cụ thiết bị y tế,… cần được xử lý trước khi thải ra môi trường. Nước thải bệnh viện chứa nhiều vi khuẩn, vi rút, mang nấm, mầm bệnh,.. bắt nguồn từ máu, mủ, dịch đờm, từ phòng chụp X-quang,… vì thế mà chúng được xếp vào danh sách chất thải nguy hại cần được xử lý.

Đồng thời, khi xử lý nước thải bệnh viện cần chú trọng đến hàm lượng chất hữu cơ, chất vô cơ, dầu mỡ, hàm lượng BOD, COD, TSS,… là những yếu tố cản trở quá trình phát triển của nhiều loài sinh vật, làm thay đổi tính chất cũng như giảm lượng oxy hòa tan trong nguồn nước.

Hiện nay, Nhà nước có quy định một số tiêu chuẩn cùng một số thông số kỹ thuật cơ bản nhằm xác định chất lượng nguồn nước thải nhằm đánh giá kịp thời hiện trạng môi trường. Các tiêu chuẩn này dựa trên tính chất, nguồn ô nhiễm và xác định phương pháp xử lý hiệu quả. Dựa vào đó, cơ quan ban ngành sẽ tiến hành đánh giá tổng quan và đưa ra các giải pháp, biện pháp cải thiện, hạn chế mức độ nguy hại mà nước thải bệnh viện gây ra.

​ Tiêu chuẩn xử lý nước thải bệnh viện  Click and drag to move ​

Căn cứ xác định các chất trong nước thải bệnh viện

  • TCVN 6492:1999 (ISO 10523:1994) chất lượng nước – Xác định nồng độ pH
  • TCVN 6001 – 1:2008 Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy hóa sau n ngày (BOD)n – phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allylthiourea
  • TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy hóa hóa học (COD)
  • TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) Chất lượng nước – Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách chọn lọc qua các lọc sợi thủy tinh
  • TCVN 6637:2000 (ISO 10530:1992) Chất lượng nước – Xác định sunfa hòa tan – Phương pháp đo quang dùng metylen xanh
  • TCVN 5988:1995 (ISO 5664:1984) Chất lượng nước – Xác định amoni – Phương pháp chưng cất và chuẩn độ
  • TCVN 6180:1996 (ISO 7890-3:1988) Chất lượng nước – Xác định nitrat – Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic

Tiêu chuẩn xử lý nước thải bệnh viện

  • TCVN 6494:1999 Chất lượng nước – Xác định các ion Florua, Clorua, Nitrit, Orthophotphat, bromua, Nitrat và Sunfat hòa tan bằng sắc ký lỏng ion
  • Phương pháp xác định tổng dầu mỡ động thực vật thực hiện theo US EPA Method 1664 Extraction and gravimetry (Oil and grease and total petroleum hydrocacbons)
  • TCVN 6053:1995 Chất lượng nước – Đo tổng hoạt độ phóng xạ anpha trong nước không mặn
  • TCVN 6187 – 1:2009 (ISO 9308 – 1:2000/Cor 1:2007) Chất lượng nước – Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và escherichia coli giả định – Phương pháp màng lọc
  • TCVN 6187 – 2:1996 (ISO 9308 – 2:1990) Chất lượng nước – Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và escherichia coli giả định – Phương pháp nhiều ống
  • TCVN 4829:2001 Vi sinh vật học – Hướng dẫn chung các phương pháp phát hiện Salmonella
  • SMEWW 9260 – Phương pháp chuẩn 9260 – Phát hiện các vi khuẩn gây bệnh (9260 Detection of Pathogenic Bacteria, Standard methods for the Examination of Water and Wastewater)

Quy định kỹ thuật trong xử lý nước thải bệnh viện

Nước thải y tế phải được khử trùng và xử lý trước khi thải ra môi trường. Giá trị tối đa Cmax cho phép của các thông số và các chất gây ô nhiễm phải xử lý nước thải y tế trước khi thải ra nguồn tiếp nhận được tính theo công thức dưới đây:

Cmax = C x K

Trong đó:

  • C là giá trị thông số và chất ô nhiễm
  • K là hệ số về quy mô và loại hình cơ sở y tế

Ngoài ra các thông số như pH, tổng lượng Coliform, Salmonella và Vibrio cholerav trong nước thải y tế thì hệ số K = 1.

Để bạn dễ dàng hình dung cụ thể về một số thành phần và hàm lượng chất thải trong nước thải bệnh viện. Công ty xử lý nước thải bệnh viện Hợp Nhất gởi đến bạn bảng tổng kết thông tin về một số thông số cụ thể liên quan đến nồng độ pH, BOD, COD, TSS, nitrat, photpho, tổng coliform, amoni, H2S, dầu mỡ động thực vật, tổng phóng xạ anpha, Salmonella, shigella, vibrio cholera.

thành phần các chất trong nước thải bệnh viện

 

Tầm quan trọng của QCVN 28:2010/BTNMT đối với nước thải bệnh viện

Nước thải bệnh viện bao gồm cơ sở khám chữa bệnh, nha khoa, thẩm mỹ muốn hoạt động theo đúng quy định pháp luật phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải thì mới được cung cấp hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường cấp Sở hoặc không được Bộ Y tế cấp chứng chỉ hành nghề.

Ngoài ra, nếu bệnh viện đã có HTXLNT nhưng khả năng xử lý chưa hiệu quả, một số thành phần vượt quá ngưỡng cho phép so với quy chuẩn trong QCVN 28:2010/BTNMT thì sẽ bị xử phạt dựa theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP ban hành ngày 18/11/2016 quy định rõ ràng về xử phạt hành chính vi phạm về bảo vệ môi trường.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về các quy định xác định tiêu chuẩn của nước thải bệnh viện. Nếu bạn có nhu cầu về xử lý môi trường như: lập hồ sơ môi trường, xây dựng, cải tạo hay bảo trì – bảo dưỡng HTXLNT, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá kịp thời nhất!

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(14:42 10-12-2024)
Chủ đầu tư muốn lắp đặt hệ thống xử lý nước thải với công suất 30m3/ngày để đủ điều kiện được cấp ...
(14:26 10-12-2024)
Trong quá trình gia công, sản xuất hàng may mặc, khí thải, bụi, bụi vải, khói thải lò hơi là những chất gây tác ...
(09:25 10-12-2024)
Tổng hợp một số phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo hiệu quả và giúp các chủ trang trại nuôi lợn tiết ...
(08:43 10-12-2024)
Để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu, việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học ...
(10:59 09-12-2024)
Chủ đầu tư muốn xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 60m3/ngày để khách sạn đủ điều kiện ...
(09:35 06-12-2024)
Với công suất 15m3/ngày đêm thì chủ đầu tư có thể lắp đặt module hình chữ nhật tại tầng hầm của nhà hàng để ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768