Tiêu dùng xanh nhờ chiến lược Marketing
Đã kiểm duyệt nội dung
Marketing xanh, marketing sinh thái – môi trường là một trong những thuật ngữ hướng đến các sản phẩm được đánh giá là tốt cho môi trường. Nhờ các hoạt động như thay đổi thiết kế sản phẩm, quy trình sản xuất, bao bì, quảng cáo thì marketing xanh sẽ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xanh của con người ngày càng tốt hơn.
Xu hướng tiêu dùng xanh
Sự chuyển hướng mạnh mẽ từ tiêu dùng truyền thống sang tiêu dùng xanh có sự dịch chuyển mạnh mẽ. Kế hoạch quan trọng này phổ biến tại các nước đã và đang phát triển. Ở Việt Nam cũng dần xuất hiện xu hướng tiêu dùng xanh với hàng loạt sản phẩm, dịch vụ xanh. Với sự thay đổi này, người tiêu dùng cũng đón nhận một cách nhiệt tình và vui vẻ.
Cách đây không lâu, Việt Nam cũng đã phê duyệt chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020 đã đặt ra nhiều nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực xử lý môi trường như: giảm phát thải khí nhà kính, ưu tiên sử dụng năng lượng xanh, sản phẩm được xanh hóa cũng như thúc đẩy tiêu dùng bền vững.
Và vấn đề nằm ở chỗ, tiêu dùng xanh xuất hiện ngày càng rộng rãi nhờ marketing xanh. Được biết, xu hướng marketing xanh được phát triển từ kênh tiếp thị truyền thống nhờ tăng cường tiếp thị thương hiệu mang nhiều giá trị xanh.
Giá trị marketing xanh là một trong những cách nâng cao thương hiệu sản phẩm với những lợi ích mang đậm dấu ấn tinh thần và đạo đức đối với thương hiệu gắn liền với giá trị môi trường.
Chính vì thế mà các nước ngày càng xem trọng vấn đề BVMT để làm tiêu chí đánh giá sản phẩm đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nhiều nước cũng dần tẩy chay nhiều sản phẩm, dịch vụ có yếu tố tác động đến môi trường. Và mua hàng xanh cũng vì thế mà ngày càng phát triển nhằm thúc đẩy cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thân thiện với môi trường.
Và để tăng cường tiêu dùng và mua sắm xanh cần được ứng dụng nhiều giải pháp nâng cao nhận thức đối với môi trường giúp ngăn chặn tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Việt Nam cũng nên học hỏi kinh nghiệm từ các nước trên thế giới như chương trình gắn nhãn xanh, mua sắm xanh và quy hoạch lại hoạt động tái chế.
Tuy nhiên, để tiến trình thực hiện marketing xanh thuận lợi và mang lại kết quả cao đòi hỏi nguồn nguyên liệu đầu vào liên tục, với sự hỗ trợ từ chính phủ và thái độ tự giác của người dân.
Vậy marketing xanh là gì?
Marketing xanh chủ yếu thúc đẩy và truyền bá rộng rãi các giá trị cốt lõi về môi trường. Marketing xanh còn đề cập đến quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ của công ty. Nhờ vậy mà nhiều công ty, doanh nghiệp thành công trong việc xanh hóa sản phẩm để thu hút chú ý và đầu tư của các đối tác.
Bạn cũng đừng quá quan tâm đến việc sản phẩm xanh thường sẽ đắt hơn sản phẩm thông thường. Bởi lẽ, họ sử dụng vật liệu đắt tiền như sản phẩm tái chế giảm chất thải. Hiện nay các khu vực ở châu Á – Thái Bình Dương, châu Mỹ Latinh và Trung Đông, châu Phi với mức độ tiêu thụ rất cao từ sản phẩm trả tiền thêm cho marketing xanh.
Các yếu tố cốt lõi của marketing xanh
- Thiết kế xanh.
- Định vị thương hiệu xanh.
- Kế hoạch giá cả.
- Hoạt động logistics xanh.
- Sản phẩm thân thiện với môi trường.
Ví dụ điển hình của doanh nghiệp ứng dụng thành công marketing xanh là hãng Toyota với hàng loạt xe hơi với nhãn hiệu Prius. Ở Mỹ, hãng xe này ngày càng được ưa chuộng với phong cách thu hút, sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và chạy liên tục.
Trong thời điểm ra mắt, hãng xe này thực hiện chiến lược quảng cáo tập trung vào tính năng tuyệt vời như di chuyển nhẹ nhàng, êm ái gắn liền với chương trình đề cao yếu tố BVMT. Bên cạnh đó, Toyota cũng quảng cáo về tính năng siêu tiết kiệm nhiên liệu, gắn Prius với các nhân vật nổi tiếng có ý thức BVMT.
Như vậy, marketing xanh sẽ là hướng đi dài hạn mang lại hiệu quả tối ưu. Với giải pháp này sẽ hạn chế những tác động đến môi trường tự nhiên và nhiều công ty, doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm đối với xã hội.
Xem thêm dịch vụ xử lý nước thải của Hợp Nhất!