Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ môi trường cho doanh nghiệp

Tìm hiểu ảnh hưởng của chỉ số TSS trong nước thải


1306 Lượt xem - Update nội dung: 11-02-2023 08:57

Đã kiểm duyệt nội dung

TSS là từ viết tắt của chữ tiếng Anh: Total Suspended Solids, có nghĩa là tổng chất rắn lơ lửng, chỉ số TSS chủ yếu có trong nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Đây là chỉ tiêu được dùng để đo lường chất lượng nước thải của hệ thống sau khi được xử lý. Cùng moitruonghopnhat.com tìm hiểu thông tin về chỉ số TSS qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu ảnh hưởng của chỉ số TSS trong nước thải

1. Chỉ số TSS trong nước thải là gì?

Chỉ số TSS cũng là một trong những chỉ số dùng để đánh giá chất lượng nước thải bên cạnh các chỉ số BOD, COD. Chất rắn TSS gồm mọi vật trôi nổi trong nước thải có kích thước lớn hơn 2micron như hạt vô cơ, hạt hữu cơ, đất sét, phù sao, tảo, vi khuẩn, sợi thực vật, trọng lượng khô các chất rắn bị lưới lọc giữ lại. Nếu quan sát trong nước ta sẽ thấy các hạt nhỏ lơ lửng không lắng xuống được.

2. Ảnh hưởng của chỉ số TSS trong nước thải đến môi trường

Nhìn chung TSS có nhiều ảnh hưởng đến môi trường, một số ảnh hưởng có thể kể đến như sau:

- Nếu chỉ số TSS trong nước quá cao sẽ làm tăng nhiệt độ nước, giảm ánh sáng truyền xuống nước, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái, đe dọa môi trường sống của các loài sinh vật. Ngược lại, nếu chỉ số TSS giảm cũng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái nước.

- Nếu ở điểm xả thải tiếp nhận nồng độ TSS cao trong thời gian dài sẽ khiến TSS lắng đọng, làm biến đổi địa hình.

- Gây ảnh hưởng đến độ đục của nước, vì vậy làm suy giảm khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh. Chính điều này đã cản trở quá trình tạo oxy tự nhiên cung cấp cho động vật thủy sinh tồn tại trong nước.

- Làm suy giảm chất lượng nguồn nước, động vật thủy sinh không thể sinh sống và phát triển do TSS cũng có chất hữu cơ nên dễ bị phân hủy sinh học bởi các vi khuẩn. Vi khuẩn sử dụng oxy trong nước thải, làm giảm lượng DO (lượng oxy hòa tan trong nước cần cho sự hô hấp của sinh vật), xảy ra quá trình phân giải yếm khí và sản phẩm là các chất khí CH4, CO2, H2S…

TSS ảnh hưởng nhiều đến độ đục của nước

3. Những cách xác định TSS

Dưới đây là 2 cách xác định TSS phổ biến thường được sử dụng:

3.1. Xác định TSS trong phòng thí nghiệm

Tổng chất rắn lơ lửng = chất rắn tổng cộng – Tổng chất rắn hòa tan

Vì vậy, cách xác định trong phòng thí nghiệm được tiến hành bằng cách xác định chất rắn tổng cộng và chất rắn bay hơi

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

Dụng cụ gồm: Cốc thí nghiệm (bằng sứ, thủy tinh hoặc platin), tủ nung, bếp nung cách thủy, bình hút ẩm, tủ sấy (nhiệt độ sấy từ 103 – 105 độ C), cân phân tích, bộ lọc chân không, giấy lọc thủy tinh.

Bước 2: Thực hiện thí nghiệm

Làm khô cốc thí nghiệm trong vòng 60 phút ở nhiệt độ từ 103 – 105oC. Nếu muốn xác định luôn cả chất rắn bay hơi thì cần nung cốc trong tủ nung ở nhiệt độ 505  50oC trong vòng 60 phút. Sau đó làm nguội cốc trong bình hút ẩm (khoảng 1 giờ), cân và xác định khối lượng a  mg)

Bước 3: Phân tích mẫu

- Xác định chất rắn tổng cộng

Lấy thể tích mẫu sao cho cặn dao động từ 2,5 – 200mg. Sau đó đem mẫu có dung tích xác định đã được trộn đều vào cốc cân. Làm bay hơi nước trong tủ sấy (ở nhiệt độ 103 – 105oC). Tiếp theo, làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng trong thời gian 60 phút, sau đó cân và xác định khối lượng b (mg).

- Xác định chất rắn bay hơi

Thực hiện quy trình tương tự với chất rắn tổng cộng. Nung cốc trong tủ với nhiệt độ 550 ± 50oC. Làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng trong vòng 60 phút, cân và xác định khối lượng c (mg)

- Xác định tổng chất rắn lơ lửng

  • Chuẩn bị giấy lọc sợi thủy tinh: Làm khô giấy lọc (ở nhiệt độ 103 – 105oC) trong 60 phút. Làm nguội giấy lọc bằng cách sử dụng bình hút ẩm, cân và xác định khối lượng d (mg)
  • Phân tích mẫu: Lọc mẫu có dung tích xác định đã trộn đều qua giấy lọc đã cân; sau đó làm bay hơi nước trong tủ sấy (ở nhiệt độ 103 – 105oC); cuối cùng là làm nguội giấy lọc trong bình hút ẩm. Cân d (mg).

Bước 4: Tính toán hàm lượng chất rắn TSS trong nước thải

  • Chất rắn tổng cộng (mg/l) = [(b-a)x1000]/V (ml);
  • Chất rắn bay hơi (mg/l) = [(c-b)x1000] (ml);
  • Chất rắn lơ lửng (mb/l) = [(d-c)x1000]/V (ml).
lấy mẫu để đo chỉ số tss trong phòng thí nghiệm
(Ảnh minh họa)

3.2. Cách xác định TSS ngay tại hệ thống xử lý nước thải

Để xác định TSS ngay tại hệ thống xử lý, người ta thường sử dụng thiết bị đo TSS cầm tay. Mặc dù giúp người đo nhanh chóng biết được kết quả để có thể đưa ra những chẩn đoán nhanh chóng cho hệ thống xử lý nước thải hiện có nhưng thiết bị đo TSS cầm tay lại có nhược điểm là độ chính xác không cao bằng cách đo TSS trong phòng thí nghiệm.

4. Các phương pháp xử lý TSS trong nước thải

Dưới đây là các phương pháp xử lý TSS trong nước thải thường được sử dụng:

  • Phương pháp xử lý cơ học: Chủ yếu diễn ra tại bể lắng, trong quá trình lắng, các hạt lơ lửng vẫn giữ nguyên hình dạng và kích thước của chúng. Dòng nước chảy qua bể được phân thành 4 phần là đầu vào, phần lắng, phần nén bùn và khu vực đầu ra. Quá trình lắng xảy ra khi ơ vùng lắng khi dòng chảy về phía khu vực đầu ra.
  • Phương pháp sử dụng hóa chất: Thêm vào nước thải các hóa chất keo tụ như PAC, Polymer, các loại phèn, chúng có tác dụng kết dính các hạt lơ lửng, khiến chúng trở nên nặng hơn và dễ dàng lắng xuống đáy.
  • Phương pháp xử lý bằng vi sinh: Bổ sung các vi sinh vào nước thải, chúng sẽ sử dụng chất hữu cơ để tổng hợp sau đó nhân đôi, nhờ vậy, vi sinh tăng trưởng nhanh chóng và giảm đáng kể lượng TSS trong nước thải.

Với những thông tin trên, hy vọng quý bạn đọc đã hiểu rõ ảnh hưởng của chỉ số TSS trong nước thải và những cách xác định TSS trong nước thải. Để hiểu rõ hơn về quy trình, cách xử lý nước thải chứa TSS cao, Quý Doanh nghiệp có thể liên hệ Môi Trường Hợp Nhất về Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ cụ thể hơn!

5. Tài liệu tham khảo (Reference material)

Bài viết có sử dụng một số tài liệu tham khảo và hình ảnh từ các nguồn:

  1. Tài liệu Bộ phận Công nghệ - Công ty Môi Trường Hợp Nhất;
  2. Tổng hợp Internet.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(09:13 26-04-2025)
Mỗi dự án có quy mô, công suất khác nhau, vì vậy, việc mở rộng có phải lập lại hồ sơ môi trường sẽ phải căn ...
(10:08 24-04-2025)
Ô nhiễm không khí và nước thường xuất hiện khi khối lượng than đá sử dụng trên toàn cầu không ngừng gia tăng. Khi ...
(09:33 24-04-2025)
Có một số nhà hàng thuộc trường hợp phải đăng ký môi trường; có một số được miễn đăng ký môi trường và ...
(08:54 23-04-2025)
Các cơ sở chăn nuôi/trang trại cần có biện pháp kiểm soát và quản lý tốt nước thải chăn nuôi không chỉ để bảo ...
(09:03 22-04-2025)
Dù quy mô của bến xe là lớn hay nhỏ cũng cần trang bị hệ thống xử lý nước thải để tuân thủ các quy định của ...
(10:51 21-04-2025)
Các công ty dệt nhuộm cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định về bảo vệ môi trường, trong đó thực hiện các hồ sơ môi ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768