Tìm hiểu ảnh hưởng của chiến tranh đến môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Không chỉ tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của con người mà chiến tranh còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Đã có không ít các cuộc chiến tranh diễn ra trên trái đất và môi trường là “nạn nhân” phải hứng chịu hậu quả nặng nề. Cùng Hợp Nhất tìm hiểu ảnh hưởng của chiến tranh đến môi trường qua bài viết bên dưới.
1. Top 3 ảnh hưởng của chiến tranh đến môi trường
Dưới đây là 3 tác động lớn nhất của chiến tranh đến môi trường:
1.1. Tàn phá hệ sinh thái
Trong cuộc chiến tranh hóa học mà Mỹ gây ra với quy mô lớn ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1969 – 1971, quân đội Mỹ đã sử dụng sử dụng các chất dioxin, chất độc màu da cam, chất diệt cỏ và chất phát quang để rải xuống 24,67% lãnh thổ nước ta. Thời gian phân hủy của các chất này lên đến hơn 20 năm. Số lượng chất độc hóa học với nồng độ cao được rải nhiều lần trong cùng một khu vực khiến các loài động thực vật bị tiêu diệt, đất đai bị nhiễm độc và làm đảo lộn hệ sinh thái tự nhiên.
Cũng theo các chuyên gia môi trường, tác động của chất hóa học không chỉ như trên mà còn gây phá hủy rừng ngập mặn và rừng tràm ở vùng châu thổ sông Mê Kông cùng nhiều tài nguyên thiên nhiên khác ở nước ta cũng bị tác động.
1.2. Tàn phá rừng
Trong các cuộc chiến tranh ở Iraq, Pakistan và Afghanistan đã tàn phá triệt để diện tích rừng, đốt cháy các loại cây đang trồng và làm gia tăng đáng kể lượng khí thải carbon.
Ở nước ta, diện tích rừng qua nhiều thập kỷ biến đổi theo chiều hướng suy giảm đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh từ năm 1950 – 1972 đã để lại hậu quả tàn khốc. Hàng trăm loài cây bị trụi lá, chỉ có một số ít cây có khả năng chống chịu với chất độc còn lại. Lá cây bị rụng hàng loạt trong thời gian ngắn đã gây nên tình trạng ứ đọng chất dinh dưỡng.
Với 10 – 15 triệu hố bom đã gây nên sự bất ổn đối với mặt đất, cũng là nguyên nhân khiến đất dễ bị xói mòn hơn nếu thường xuyên mưa bão.
Sự phá vỡ của tán rừng đã khiến môi trường rừng bị thay đổi nhanh chóng, cây rừng bị chết hàng loạt đến nay vẫn chưa được phục hồi. Đi đôi với sự suy thoái tài nguyên thiên nhiên là là quần thể động vật cũng bị ảnh hưởng xấu. Động vật chết do thiếu thức ăn, uống phải nguồn nước bị nhiễm độc và không có nơi để trú ẩn.
1.3. Nguy hiểm hơn cả biến đổi khí hậu
Một vụ nổ hạt nhân có thể khiến nhiệt độ ở nhiều nơi trên trái đất nóng lên, thúc đẩy tình trạng biến đổi khí hậu trở nên trầm trọng và thậm chí còn nguy hiểm hơn cả hiện tượng nóng lên trên toàn cầu.
Sức tàn phá khủng khiếp của bom nguyên tử hình thành từ nhiều yếu tố như: vụ nổ gây nên quả cầu lửa với nhiệt độ lên đến hàng triệu độ C, giết chết toàn bộ nạn nhân sống gần khu vực đó. Đồng thời các vụ nổ cũng tạo ra cột khói cao hàng chục km gây nên tình trạng ô nhiễm nặng nề trong không khí. Điển hình là các quả bom ném xuống hai thành phố của Nhật Bản đã gây ra một lớp bụi phóng xạ cục bộ. Các ion phóng xạ nguy hiểm như các hạt alpha, beta hay tia gamma gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống động, thực vật và con người.
Bên cạnh đó, bụi phóng xạ là tác nhân gây ô nhiễm môi trường và sinh vật nghiêm trọng. Các vụ nổ có thể ảnh hưởng đến khí hậu của khu vực xung quanh đó. Thậm chí ảnh hưởng đến ngày nay.
Có thể thấy ảnh hưởng của chiến tranh đến môi trường là rất lớn và mất rất nhiều thời gian để khắc phục và vẫn còn ảnh hưởng lâu dài đến tương lai. Điển hình là ở nước ta, sau chiến tranh nhiều năm nhưng diện tích bị ô nhiễm vẫn còn khá lớn và “hủy diệt sinh thái” chính là cụm từ các nhà khoa học dùng để gọi, cho thấy mức độ thiệt hại và ảnh hưởng đến môi trường.
2. Con người cần làm gì để chấm dứt chiến tranh?
Con người là nhân tố gây ra chiến tranh nên cũng chính là nhân tố giải quyết vấn đề này. Việc giải quyết xung đột thật ra là một vấn đề khó giải quyết khi mỗi quốc gia đều đặt lợi ích của mình lên hàng đầu, việc chấm dứt xung đột phải được đàm phán để đạt mục đích chung là hòa bình.
Ngoài ra hòa bình sẽ giúp giảm ảnh hưởng của chiến tranh đến môi trường, giảm tốc độ biến đổi khí hậu, giúp kinh tế phục hồi và phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của người dân.
Ngay bây giờ nếu các quốc gia không nhanh chóng hành động, trong tương lai có thể xảy ra những vấn đề nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Tìm hiểu thêm: