Tìm hiểu hệ thống xử lý nước thải tại chỗ
Đã kiểm duyệt nội dung
Hệ thống xử lý nước thải tại chỗ cung cấp nguồn nước bù đắp lượng nước ngọt sử dụng trong các dây chuyền sản xuất hàng hóa. Thông qua đó, nước thải được thu hồi và tái sử dụng thay thế các nguồn nước mặt và nước ngầm giúp giảm rủi ro đối với tài nguyên nước.
Đối với nguồn thải có nồng độ ô nhiễm thấp như xử lý nước thải y tế phòng khám, khách sạn, quán ăn,… ứng dụng cho các mục đích khác gồm tưới cây, rửa xe, đài phun nước, giải nhiệt, cung cấp nước làm mát thiết bị,…
Những vấn đề cần lưu ý khi lựa chọn công nghệ XLNT phù hợp
Trước khi chọn lựa công nghệ XLNT phù hợp, bạn cần tìm hiểu các vấn đề sau đây:
- Lưu lượng nước thải: đây là cách xác định kích thước xây dựng từng công nghệ xử lý.
- Xác định thành phần nước thải: các đặc tính như hàm lượng chất rắn lơ lửng, pH, chất hữu cơ, nhu cầu oxy hóa học, nhu cầu oxy sinh học, nito, photpho, kim loại nặng,…
- Chất lượng nước thải: điều kiện cần thiết xác định công nghệ phù hợp.
- Xác định vị trí: phải xem xét các vấn đề về diện tích khi kết nối với HTXLNT hoặc đường ống xả thải.
- Xác định cách loại bỏ chất rắn như lọc và lắng để xử lý nguồn thải.
- Xác định vận hành và bảo trì: gồm giám sát hiệu suất, rò rỉ, bảo trì hệ thống và kiểm tra chất lượng nước xả.
- Xác định chi phí xử lý: cao, trung bình hoặc thấp dựa vào công suất và quy mô của hệ thống.
Kinh nghiệm lựa chọn công nghệ trong HTXLNT tại chỗ
Công nghệ xử lý truyền thống
Có thể kể đến công nghệ bùn hoạt tính gồm hàng loạt giai đoạn xử lý như lắng, lọc và xử lý sinh học.
Các yêu cầu: cần diện tích lớn; chi phí đầu tư và vận hành cao; có khả năng xử lý chất thải; thích hợp xử lý tại khuôn viên xa khu vực có tải trọng nguồn thải cao.
Hệ thống ao/hồ xử lý sinh học
Gồm các ao/hồ/đầm phá xử lý dựa trên những quy trình xử lý tự nhiên có ứng dụng ánh sáng mặt trời, gió, vi sinh vật, tảo để xử lý nước thải.
Các yêu cầu: cần diện tích lớn; chi phí đầu tư và vận hành cao; giảm hàm lượng nito và photpho; xử lý bổ sung nước thải có nhu cầu oxy hóa học cao và chất rắn lơ lửng.
Hệ thống lọc cát không liên tục
Lớp vật liệu lọc gồm các hạt cát, sạch, bền, nước thải có thể thấm qua môi trường và tạo điều kiện xử lý hóa học và sinh học trên lớp cát không liên tục.
Các yêu cầu: cần diện tích lớn, giảm chất rắn lơ lửng; giảm hàm lượng nito và photpho; xử lý bổ sung khi nước thải có nhu cầu oxy hóa học.
Hệ thống đất ngập nước
Hệ thống được thiết kế như các đầm lầy có qua các công trình lắng và lọc.
Các yêu cầu: cần diện tích lớn, giảm chất rắn lơ lửng; giảm hàm lượng nito và photpho; xử lý bổ sung khi nước thải có nhu cầu oxy hóa học.
Màng sinh học lọc màng
Sử dụng màng lọc làm nơi bám dính của các vi khuẩn có chức năng phân hủy chất hữu cơ.
Các yêu cầu: chiếm ít diện tích xây dựng so với các hệ thống xử lý nước thải truyền thống; chi phí vận hành cao; giảm tạp chất ô nhiễm với khả năng xử lý nguồn thải chất lượng cao.
Hệ thống lò phản ứng (SBR)
Đây là quá trình xử lý theo từng mẻ trong hệ thống bùn hoạt tính. Tùy thuộc vào thành phần và đặc điểm từng nguồn thải mà ứng dụng công nghệ xử lý phù hợp. Công nghệ này thường ứng dụng để xử lý nước thải nhà máy giấy.
Các yêu cầu: cần diện tích xây dựng tương đối; chi phí đầu tư và vận hành cao; giảm chất rắn lơ lửng, nito, photpho; xử lý bổ sung nếu có nhu cầu oxy hóa cao và thích hợp xử lý nước thải có nồng độ lưu lượng thấp hoặc không liên tục.
Hệ thống sục khí
Đây là quá trình bùn hoạt tính với máy sục khí hoạt động liên tục nhằm duy trì giai đoạn xử lý hiếu khí phân hủy chất hữu cơ.
Các yêu cầu: cần diện tích xây dựng tương đối; chi phí đầu tư và vận hành vừa phải; giảm chất rắn lơ lửng, nito, photpho; xử lý bổ sung nếu có nhu cầu oxy hóa học cao.
Hệ thống màng sinh học
Nhờ hệ thống sục khí mà các màng sinh học polyetylen di chuyển liên tục trong bể xử lý nước thải. Lúc này, VSV tiếp xúc với nước thải và trực tiếp hấp thu và phân hủy chất dinh dưỡng trong nước thải.
Các yêu cầu: cần diện tích xây dựng tương đối; chi phí đầu tư và vận hành vừa phải; giảm chất rắn lơ lửng, nito, photpho; xử lý bổ sung nếu có nhu cầu oxy hóa học cao.
Hệ thống đĩa quay sinh học
Hệ thống gồm đĩa quay cố định chuyển động trong bể phản ứng giúp loại bỏ phần lớn chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học.
Các yêu cầu: cần diện tích xây dựng tương đối; chi phí đầu tư và vận hành vừa phải; giảm chất rắn lơ lửng, nito, photpho đến mức vừa phải.
Hệ thống xử lý màng Biofilm cố định VSV
Trong môi trường ngập nước, màng sinh học có tác dụng cố định VSV xử lý nước thải.
Các yêu cầu: cần diện tích xây dựng tương đối; chi phí đầu tư và vận hành vừa phải; giảm chất rắn lơ lửng, nito, photpho; xử lý bổ sung nếu có nhu cầu oxy hóa học cao.
Liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 ngay khi bạn có nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải!