Tìm hiểu mục đích của việc ban hành luật bảo vệ môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Với thực trạng ô nhiễm môi trường nặng nề như hiện nay, đe dọa đến sức khỏe của con người và động, thực vật, nhiều quốc gia đã ban hành các chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường. Nước ta cũng không ngoại lệ khi Đảng và Nhà nước ban hành Luật bảo vệ môi trường. Cùng tìm hiểu mục đích của việc ban hành luật bảo vệ môi trường.
1. Mục đích của việc ban hành luật bảo vệ môi trường
Căn cứ vào Khoản 2, Điều 3, Luật BVMT 2020, hoạt động bảo vệ môi trường là “hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó biến đổi khí hậu”.
Theo Khoản 12, Điều 3, Luật BVMT 2020, “ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên”.
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của tất cả mọi người, mọi quốc gia trên trái đất. Bảo vệ môi trường có thể tiến hành theo nhiều cấp độ khác nhau như cấp cá nhân, cấp cộng đồng, cấp địa phương, vùng, quốc gia, cấp khu vực và toàn cầu.
Chính vì vậy, xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về bảo vệ môi trường chính là cơ sở, căn cứ để bắt buộc mọi người thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, đồng thời có những chế tài xử phạt thực sự đủ mạnh để răn đe, xử phạt các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Mục đích của việc bảo vệ môi trường là để bảo vệ cuộc sống của chúng ta, bảo vệ hệ sinh thái và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên khoáng sản.
Đối tượng áp dụng của Luật BVMT 2020 là “đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời”.
1.1. Bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Môi trường bao gồm nhiều yếu tố xung quanh chúng ta như đất, nước, không khí. Môi trường có ảnh hưởng rất lớn và tác động trực tiếp đến sức cộng đồng. Nếu sống trong bầu không khí bị ô nhiễm hoặc sử dụng nguồn nước không sạch sẽ thì con người và cả động vật sẽ đối mặt với các nguy cơ về bệnh tật.
1.2. Bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên ở các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang dần bị thu hẹp về cả số lượng lẫn chất lượng. Vì vậy, việc bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả là rất quan trọng. Tài nguyên thiên nhiên là đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển của con người khi là nguồn nguyên liệu quan trọng cho các hoạt động sản xuất. Đặc biệt đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo.
1.3. Bảo vệ hệ sinh thái và động, thực vật
Hệ sinh thái giữ nhiều vai trò quan trọng như là nơi trú ẩn của các loài động vật, giúp điều hòa khí hậu, cân bằng tự nhiên, lọc sạch không khí, cung cấp khí oxy và cung cấp thức ăn, nước uống, v.v…. Do đó, mục đích của việc ban hành luật bảo vệ môi trường là để bảo vệ hệ thái trước sự suy thoái, bị “ăn mòn” bởi các hoạt động của con người.
2. Những hành động bảo vệ môi trường
Một số hành động góp phần bảo vệ môi trường có thể kể đến như:
2.1. Trồng nhiều cây xanh
“Trồng cây gây rừng”, rừng được ví như lá phổi xanh của trái đất, cây xanh cung cấp khí oxy, thải ra khí cacbonic, điều hòa không khí, giúp môi trường trong lành, mát mẻ hơn. Do đó, chúng ta hãy thường xuyên tham gia các hoạt động trồng cây xanh để điều hòa khí hậu, tạo cảnh quan trong lành.
2.2. Phân loại, thu gom và vứt rác thải đúng nơi quy định
Phân loại rác thải giúp giảm bớt một lượng rác thải ra môi trường, tiết kiệm các khoản phí như thu gom, vận chuyển và xử lý rác.
Sau khi phân loại rác thải, chúng ta hãy bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi xuống ao hồ, sông suối gây ô nhiễm môi trường nước.
2.3. Sử dụng hộp giấy, túi giấy, bao bì giấy
Sử dụng các sản phẩm từ chất liệu thiên nhiên như hộp giấy, túi giấy, bao bì gói thực phẩm bằng giấy để giảm bớt lượng rác thải nhựa ra môi trường.
2.4. Sử dụng các nguồn năng lượng sạch
Thay đổi thói quen sử dụng các nguồn năng lượng, từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng gió, mặt trời. Bên cạnh đó, sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước, tắt vòi nước khi không sử dụng, tái sử dụng nước cho các mục đích tưới cây, lau sàn, làm ẩm đất, v.v…
Trách nhiệm bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của tất cả chúng ta. Ngay từ hôm nay, chúng ta hãy hành động từ những việc nhỏ nhất để bảo vệ môi trường sống. Công ty Hợp Nhất cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, mọi ý kiến đóng góp nội dung hoặc thắc mắc bạn có thể để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn.