Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Tín chỉ Carbon là gì? Những điều cần biết về tín chỉ Carbon


45384 Lượt xem - Update nội dung: 02-03-2024 10:29

Đã kiểm duyệt nội dung

*Bài viết mang tính chất cung cấp thông tin về tín chỉ Carbon. Hiện Hợp Nhất không cung cấp dịch vụ về loại tín chỉ này. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài.

Tín chỉ carbon (carbon credit) là một thuật ngữ được thiết lập với định hướng giảm lượng khí thải carbon trên toàn cầu. Hiện nay, tín chỉ carbon được nhiều quốc gia mua bán như hàng hóa nhằm thu tiền hoặc tránh bị xử phạt. Trong bài viết bên dưới sẽ giải thích rõ “Tín chỉ carbon là gì? Những điều cần biết về tín chỉ carbon”.

Tín chỉ carbon là gì?

1. Tín chỉ carbon là gì?

Tín chỉ carbon được hiểu như là một loại giấy phép cho phép chủ sở hữu được quyền thải khí carbon dioxide hoặc khí thải nhà kính khác. Mỗi một tín chỉ carbon được tính bằng 1 tấn CO2 (cho phép phát thải một tấn cacbon đioxit hoặc quy đổi tương đương từ các loại khí nhà kính khác như khí CH4, NO2).

2. Ai là người mua – bán tín chỉ carbon như hàng hóa?

Câu trả lời là: mỗi một nhà máy, công ty sản xuất đều có thải ra không khí một lượng khí CO2 nhất định. Nếu vượt quá mức quy định, họ phải mua thêm tín chỉ carbon, ngược lại doanh nghiệp phát sinh lượng phát thải thực tế thấp hơn mức giới hạn của nó thì doanh nghiệp đó có thể bán phần tín chỉ chưa sử dụng đó cho một công doanh nghiệp khác có phát thải vượt quá mức giới hạn.

Chẳng hạn như: công ty A có giới hạn 10 tấn khí thải CO2 nhưng chỉ phát thải 7 tấn, nên sẽ thừa 3 tín chỉ, trong khi công ty B cũng có giới hạn phát thải 10 tấn khí thải CO2 nhưng thải ra tận 13 tấn. Như vậy công ty B có thể mua 3 tín chỉ bổ sung từ công ty A để tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

Mục tiêu sau cùng của việc thiết lập tín chỉ carbon là giảm thiểu lượng khí thải nhà kính và tăng cường phát triển kinh tế bền vững và cùng chung tay vào cuộc chiến chống biến biến đổi khí hậu đang diễn ra khắc nghiệt.

tín chỉ carbon
Cắt giảm khí thải để bảo vệ môi trường (Ảnh minh họa)

3. Những điều cần biết về tín chỉ carbon

Trên thế giới, hiện đang có 35 vùng lãnh thổ và 46 quốc gia áp dụng hoặc lên kế hoạch áp dụng công cụ định giá tín chỉ carbon. Nhờ vậy, kiểm soát được 12 tỷ tấn CO2 (tương đương 22.3% tổng lượng phát thải khí nhà kính trên toàn cầu). Chỉ  riêng năm 2019, nguồn thu từ định giá carbon trên toàn cầu đến 45 tỷ USD.

3.1. Kể từ năm 2025, Việt Nam vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ Carbon

Theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022, quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon. Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT, bao gồm Điều 91 về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, Điều 92 về bảo vệ tầng ozon, Điều 139 về Tổ chức và Phát triển thị trường carbon.

Được sự hỗ trợ từ Ngân hàng thế giới trong giai đoạn từ năm 2015 cho đến năm 2020, nước ta đã tham gia và chuẩn bị cho việc xây dựng thị trường carbon từ nay đến năm 2030.

xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon
Hội thảo Thị trường carbon rừng: Kết quả sau COP 27 và lộ trình xây dựng thị trường carbon rừng tại Việt Nam" (Ảnh Báo chính phủ)

3.2. Đối tượng tham gia thị trường carbon ở nước ta

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 5 và Điều 16, Nghị định 06/2022/NĐ-CP đối tượng tham gia thị trường carbon được quy định như sau:

- Các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

- Tổ chức tham gia thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước, quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên.

- Tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon trên thị trường các-bon.

Thị trường mua bán tín chỉ carbon  ở nước ta đang dần nóng lên, đặc biệt khi Thủ tướng Chính phủ đưa ra cam kết đầy tham vọng rằng vào năm 2050, nước ta sẽ tiến tới đạt mức phát thải ròng bằng 0.

Bên những tiềm năng đầy hứa hẹn của thị trường mua bán tín chỉ carbon, thì để vận hành được, nước ta cũng đối mặt với nhiều khó khăn như: Các công đoạn kỹ thuật phức tạp hơn như theo dõi, giám sát, báo cáo tiến trình mua bán; cần phải tuyên truyền, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, quy định rõ ràng những ngành nghề nào phải tham gia, có sự chuẩn bị tốt về hạ tầng kỹ thuật và sự kết nối với các doanh nghiệp.

Tuy vậy, hệ thống mua bán tín chỉ carbon sẽ là giải pháp hữu hiệu để tạo động lực cho doanh nghiệp giảm thiểu khả năng phát thải, tìm cách cắt giảm lượng khí thải hoặc chuyển sang sử dụng các công nghệ xanh, sạch, ít thải khí carbon mà hiệu quả hơn so với các công nghệ sản xuất truyền thống.

Thị trường carbon
Thị trường carbon - Cơ chế tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển xanh (Ảnh minh họa)

4. Tài liệu tham khảo (Reference material)

Bài viết của chúng tôi có sử dụng một số tài liệu và hình ảnh tổng hợp từ internet.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết từ công ty xử lý môi trường Hợp Nhất. Mọi đóng góp về nội dung bạn có thể để lại bình luận bên dưới, Hợp Nhất rất vui và sẽ thay đổi thông tin phù hợp khi nhận được ý kiến từ bạn.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo, trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường cần tra cứu, cập nhật hiệu lực pháp luật của từng điều luật và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!

Xin được thông tin tới bạn đọc: "Đến tháng 1/2024, Việt Nam vẫn đang nghiên cứu, xây dựng sàn tín chỉ Carbon. Hiện chỉ có các tổ chức quốc tế kiểm định và cấp tín chỉ Carbon, Việt Nam chưa có đơn vị nào kiểm định và cấp loại hồ sơ này."

Tìm hiểu thông tin về: Công ty dịch vụ xử lý khí thải

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(09:58 11-09-2024)
Để tạo ra các sản phẩm bao bì chất lượng, quy trình sản xuất trải qua nhiều công đoạn, trong đó những công đoạn ...
(16:24 10-09-2024)
Tuy nhiên mặt trái của ngành sản xuất bao bì carton là lượng chất thải đến môi trường mà cụ thể là nước thải ...
(11:24 09-09-2024)
Lưu lượng nước thải, mức độ ô nhiễm và mục đích sử dụng nước thải sau khi xử lý mà sơ đồ công nghệ xử lý ...
(09:11 07-09-2024)
Sự cố môi trường là “sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của ...
(08:33 07-09-2024)
Các nhà máy, cơ sở hoạt động cần trang bị hệ thống xử lý bụi bông hiệu quả để bảo vệ môi trường và sức ...
(11:43 04-09-2024)
Tại các nhà máy sản xuất sơn hoặc các ngành công nghiệp có phát sinh khí thải chứa nhiều hơi axeton thì giải pháp ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768