Tính pháp lý của các công ty môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Làm thế nào các công ty môi trường có thể đảm bảo tính pháp lý về hồ sơ môi trường?
Với dịch vụ tư vấn môi trường, Nhà nước có quy định rõ ràng và rành mạch đối với tất cả các loại hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp. Không chỉ mang tính thiết thực và quan trọng, hồ sơ môi trường được xem là công cụ quản lý môi trường gián tiếp để Nhà nước dễ dàng quản lý, kiểm soát và theo dõi thực trạng sản xuất hoặc sinh hoạt của con người có phát sinh chất thải ô nhiễm.
Đối tượng lập hồ sơ thường hướng đến các doanh nghiệp có quy mô khác nhau, tất cả các ngành nghề sẽ tương ứng với các loại hồ sơ dưới đây:
- Lập đtm
- Lập báo cáo hoàn thành đánh giá tác động môi trường
- Lập giấy phép xả thải
- Lập, hoàn thiện thủ tục đăng ký sổ chủ nguồn thải nguy hại cho doanh nghiệp
- Lập giấy phép khai thác nước ngầm/nước mặt
- Lập kế hoạch bảo vệ môi trường
- ….
Tuy nhiên, mỗi Nghị định hoặc Thông tư có thể áp dụng cho nhiều loại hồ sơ khác nhau như Nghị định 40/2019/NĐ-CP áp dụng đồng thời với đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và lập kế hoạch bảo vệ môi trường. Hoặc nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được áp dụng đối với tất cả các loại hồ sơ môi trường nếu doanh nghiệp thuộc một trong những trường hợp cần và sẽ xử lý theo quy định của Pháp luật.
Vậy làm thế nào để các công ty môi trường có thể đảm bảo tính pháp lý về các loại hồ sơ môi trường?
Nếu bạn thắc mắc về vấn đề trên thì hãy để công ty môi trường Hợp Nhất giải đáp khúc mắc này nhé!
Đối với bất kỳ công ty nào khi hoạt động trong lĩnh vực môi trường, họ sẽ là người chủ động hoàn toàn trong việc tiếp nhận nhu cầu và phân loại nhu cầu đó phải lập loại hồ sơ. Bởi lẽ, khi phân loại và thực hiện sai, không chỉ doanh nghiệp phải chịu mức phí dịch vụ khá cao mà ngay cả đơn vị đứng ra chịu trách nhiệm cũng bị xử phạt với khoản chi phí không hề nhỏ hoặc nghiêm trọng hơn dẫn đến làm mất uy tín trong mắt khách hàng.
Vậy đâu là cách xử lý phù hợp nhất?
Đầu tiên phải xác nhận được khách hàng thuộc lĩnh vực nào, đối tượng ra sao, đặc trưng, quy mô, diện tích, công suất như thế nào để đơn vị tư vấn môi trường căn cứ vào đó mà xác định rõ loại hồ sơ mà doanh nghiệp phải thực hiện.
Hồ sơ môi trường doanh nghiệp phải thực hiện trước khi dự án vận hành:
- Đánh giá tác động môi trường
- Kế hoạch bảo vệ môi trường
Những hồ sơ mà doanh nghiệp cần có khi dự án đi vào hoạt động chính thức:
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường định kỳ
- Báo cáo quan trắc môi trường
- Xin giấy phép khai thác nước dưới đất
- Lập sổ chủ nguồn chất thải nguy hại cho doanh nghiệp
- Xin hồ sơ xin giấy phép xả thải vào nguồn tiếp nhận
- Lập báo cáo hoàn thành sau khi hoàn thành các hạng mục công trình
Có khá nhiều tác động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng loại hồ sơ môi trường mà đơn vị thụ lý chịu trách nhiệm thực hiện. Trong đó bao gồm các vấn đề như nguồn nhân lực, nguồn thông tin mà chủ doanh nghiệp cung cấp, các thông số đo đạc, lấy mẫu xét nghiệm hoặc thực trạng tác động từ các nguồn gây ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc nhận diện đầy đủ các rủi ro sẽ xảy ra.
Chẳng hạn khi lập đtm bắt buộc đơn vị tư vấn phải thành lập hội đồng thẩm định để tăng cường tính khách quan nhằm bàn luận về các rủi ro đối với môi trường và hạn chế những xung đột sẽ xảy ra trong tương lai giữa doanh nghiệp với cộng đồng dân cư xung quanh khu vực dự án đang hoạt động. Đối với sổ chủ nguồn chất thải nguy hại phải xác định được nguồn thải, khối lượng, thành phần cũng như vị trí các nguồn thải độc hại khác để làm căn cứ trong bước xác lập hồ sơ và thẩm định.
Chính vì thế, lập hồ sơ môi trường theo đúng quy định của Nhà nước không hề đơn giản nếu doanh nghiệp không có chuyên viên am hiểu kiến thức quản lý môi trường. Vậy lựa chọn 1 đơn vị tư vấn môi trường để lập hồ sơ môi trường cần thiết để nhận sự hỗ trợ của đơn vị bắt kịp với những thay đổi của Nhà nước.