Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ môi trường cho doanh nghiệp

Tính Toán Thiết Bị Lọc Bụi Kiểu Buồng Phun


622 Lượt xem - Update nội dung: 01-04-2024 15:14

Đã kiểm duyệt nội dung

Thiết bị lọc bụi kiểu buồng phun được sử dụng để lọc bụi thô đồng thời còn làm nguội khói thải. Thiết bị này thường được sử dụng lọc bụi trước khi dòng khói vào thiết bị lọc bụi tĩnh điện nhằm giảm nồng độ bụi ban đầu và điều chỉnh điện trở suất của bụi. Để tìm hiểu về cách tính toán trước khi lắp đặt, mời các bạn cùng Môi trường Hợp Nhất tham khảo nội dung dưới đây.

Tính toán thiết bị lọc bụi kiểu buồng phun

1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc

Cấu tạo của thiết bị lọc bụi kiểu buồng phun được thể hiện trên hình 1. Dòng khói lẫn bụi khô được dẫn vào thiết bị đi ngược chiều với dòng nước phun. Tùy theo áp lực nước có thể bố trí các vòi phun xung quanh buồng phun để nước được phun theo phương ngang của dòng khói.

Vận tốc dòng khói trong thiết bị này khoảng 0,6 ÷1,2 m/s. Nếu vận tốc dòng khói quá lớn sẽ cuốn nước ra khỏi thiết bị. Để hạn chế nước bị cuốn có thể sử dụng các tấm chắn nước đặt ở đầu ra của thiết bị.

Ngoài ra, có thể sử dụng bộ phân phối dòng khói đặt ngay ở tiết diện vào của buồng phun để dòng khói được phân phối đồng đều trên tiết diện của thiết bị.

Trở lực buồng phun rỗng không lớn, thông thường từ 15 đến 20mm H2O. Hiệu quả lọc bụi đạt khoảng 50%.

Thiết bị lọc bụi buồng phun
Hình 1: Thiết bị lọc bụi buồng phun

1. Ống dẫn khói và bụi; 2. Nước phun; 3. Ống dẫn khói sạch; 4. Bụi

2. Tính toán thiết bị lọc bụi buồng phun

Tính toán thiết bị lọc bụi kiểu buồng phun được thực hiện theo các bước sau đây;

Xác định nhiệt lượng của dòng khí nhả ra:

Q = Vk(i’K – i’’K) = Vk[Cv(t’ – t’’) + (i’H2O – i’’ H2O)], kW

Trong đó:

  • Vk: Lượng khí khô cần làm nguội ở điều kiện tiêu chuẩn, m3/s;
  • i’K, i’’K: Entanpi của khí vào và ra, kJ/m3;
  • Cv: Nhiệt dung riêng thể tích của khí khô ở điều kiện chuẩn, kJ/m3.độ;
  • t’, t’’: Nhiệt độ khí vào và ra khỏi tháp rửa, oC;

- i’H2O, i’’H2O: Entanpi của hơi nước trong dòng khí lúc đầu và kết thúc quá trình làm nguội:

  • i’H2O = (2480 + 1,96t’)d’H2O, kJ/m3
  • i’’H2O = (2480 + 1,96t’)d’’H2O, kJ/m3

với d’H2O và d’’H2O: Độ chứa hơi lúc ban đầu và cuối quá trình làm nguội có trong khí khô, kg/m3.

2.1. Xác định nhiệt độ nước gia nhiệt

Nếu coi tổn thất nhiệt ra bên ngoài môi trường bằng không thì toàn bộ nhiệt lượng dòng khí nhả ra bằng nhiệt lượng nước giải nhiệt hấp thụ. Tuy nhiên nhiệt độ nước giải nhiệt ra khỏi tháp phun không được lớn hơn giá nhiệt độ nhiệt kế ướt, thông thường nhỏ hơn từ 5 đến 10oC.

Bảng 1: Giá trị nhiệt độ nhiệt kế ướt phụ thuộc vào độ chứa hơi và nhiệt độ của khí nóng

Độ chứa hơi ban đầu của khí, g/m3

Nhiệt độ ban đầu của khí nóng, oC

100

200

300

400

500

750

1000

25

38,5

49,5

57

62

65,5

72,5

77,5

50

44

53,5

59,5

64

67,5

74

78,5

100

52,5

59

63,5

68

70,5

76,5

80,5

200

61

66,5

70

72,5

75,5

79,5

-

300

68

71,5

74

78,5

-

-

-

Độ chứa hơi của khí ra khỏi buồng phun tương ứng với nhiệt độ nhiệt kế ướt:

dH2O = (0,805pbh)/(p – pbh), kg/m3

Trong đó:

  • p: Áp suất tuyệt đối của khí:
  • p = B ± Δp, N/m2
  • B: Áp suất khí quyển, M/m2;
  • Δp: Áp suất của khí vào tháp phun, dấu “+” là áp suất dư, “-“ là áp suất chân không.
  • Pbh: Áp suất bão hòa của hơi nước được xác định theo bảng 2.

Bảng 2: Áp suất nồi hơi nước và độ chứa hơi trong khí bão hòa và áp suất hỗn hợp 760 mmHg

Nhiệt độ oC

Áp suất hơi nước, mmHg

Độ chứa hơi trong đơn vị khí

Thực tế f”. g/m3

Khí khô ở điều kiện chuẩn f,g/kg.K

Khí ẩm ở điều kiện chuẩn f’, g/m3

38

49,7

46,2

56,3

52,6

39

52,4 

48,5

59,5

55,4

40

55,3

51,1

63,1

58,5

41

58,3

53,6

66,8

61,6

42

61,5

56,5

70,8

65,0

43

64,8

59,2

74,9

68,6

44

68,3

62,3

79,3

72,2

45

71,9

65,4

84,0

76,0

46

75,7

68,6

89,0

80,2

47

79,6

71,8

94,1

84,3

48

83,7

75,3

99,5

88,6

49

88,0

79,0

105,3

93,1

50

92,6

83,0

111,4

97,9

51

97,2

86,7

118

103

52

102,1

90,9

125

108

53

107,2

95,0

132

113

54

112,5

99,5

139

119

55

118,0

104,3

148

125

56

123,8

108

156

131

57

129,8

113

165

137

2.2. Độ chênh nhiệt độ logarit của dòng khói và nước

Δt = [(t’K - t’’H2O) – (t’’K - t’H2O)]/ln[(t’K - t’’H2O)/ t’’K - t’H2O)]

Trong đó:

  • t’K và t’’K: Nhiệt độ dòng khói vào và ra khỏi thiết bị;
  • t’H2O và t’’H2O: Nhiệt độ nước vào và ra khỏi thiết bị.

2.3. Thể tích của thiết bị được xác định theo phương trình

V = Q/kΔt, m3

Trong đó:

k: Hệ số truyền nhiệt theo thể tích trong buồng phun phụ thuộc vào đặc tính và nhiệt độ của dòng khói. Hệ số k tăng khi tăng tốc độ dòng khói trong tháp và tăng mật độ tưới trong ống phun. Giá trị k thường nằm trong khoảng 58,5 đến 235 W/m3. độ hoặc 50 đến 200 kcal/m3.h.độ.

Công thức (V = Q/kΔt, m3) được tính cho trường hợp nếu xem tổn thất ra ngoài môi trường bằng ).

2.4. Xác định lưu lượng vào thiết bị

G = Q/[φCp(t’’H2O - t’H2O), kg/s

Trong đó:

φ: Hệ số bốc hơi của nước, thông thường φ = 0,5.

Từ các kết quả tính toán V, G sẽ xác định được kích thước hình học của phun.

2.5. Hiệu quả lọc của thiết bị lọc bụi

- Hiệu quả lọc của buồng phun được xác định theo công thức:

η = (C1 – C2)/C1 = 1 – exp[-(3/2)(ηeVnꞷb)/dnVKꞷnH)

Trong đó:

  • C1, C2: Nồng độ của bụi khi vào và ra buồng phun, kg/m3;
  • ηe: Hiệu quả thu giữ bụi của giọt nước hình cầu, phụ thuộc vào đường kính giọt nước và được xác định theo hình 2.
Đường kính giọt nước dn, μm
Đường kính giọt nước dn, μm

Hình 2: Biểu đồ xác định hệ số hiệu quả ηe do va đập quán tính giữa hạt bụ và giọt nước trong buồng mưa khử bụi

  • Vn: Lưu lượng thể tích của nước: Vn = αꞷnS, m3/s;
  • α: Tỷ lệ giữa thể tích của nước/thể tích buồng phun;
  • S: Diện tích tiết diện buồng phun, m2;
  • b: Vận tốc tương đối của hạt bụi đối với giọt nước: ꞷb = ꞷK + ꞷn, m/s
  • Vk: Lưu lượng khói, m3/s;
  • dn: Đường kính giọt nước, m.

Đường kính giọt nước dn được xác định theo công thức thực nghiệm và lý thuyết của Nukiyama – Tanasawa:

dn = ((585.10-3/ꞷK –n)√(σ/ρn)) + 53,4(μn/√(σρn)0,45(Vn/Vk)1,5

Với ưu điểm là hiệu suất lọc sạch bụi lên đến 90% và khả năng xử lý khí độc, thiết bị lọc bụi kiểu buồng phun thường được ứng dụng trong xử lý khí thải tại các nhà máy: hóa chất, lò hơi, lò luyện kim, lò đúc, sơn tĩnh điện, v.v…

dn = (5.10-3/ꞷK –n) + 0,94 (Vn/Vk)1,5

Ngoài thiết bị lọc bụi kiểu buồng phun, các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các phương pháp xử lý bụi, khí thải khác tại chuyên mục tin tức của website: moitruonghopnhat.com.

Bộ phận Marketing & Truyền thông

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(13:32 29-04-2025)
Công ty Cổ phần Xây dựng và Công nghệ Môi trường Hợp Nhất cam kết mang đến các giải pháp xử lý khí thải tại ...
(09:03 29-04-2025)
Xử lý nước thải nhà máy chế biến nước ép trái cây cần phải có hệ thống đặc biệt, được nghiên cứu kỹ ...
(08:55 29-04-2025)
Xu hướng sống "xanh" là xu hướng chọn lối sống thân thiện với môi trường, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực ...
(09:13 26-04-2025)
Mỗi dự án có quy mô, công suất khác nhau, vì vậy, việc mở rộng có phải lập lại hồ sơ môi trường sẽ phải căn ...
(10:08 24-04-2025)
Ô nhiễm không khí và nước thường xuất hiện khi khối lượng than đá sử dụng trên toàn cầu không ngừng gia tăng. Khi ...
(09:33 24-04-2025)
Có một số nhà hàng thuộc trường hợp phải đăng ký môi trường; có một số được miễn đăng ký môi trường và ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768