Tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại Hà Nội
Đã kiểm duyệt nội dung
Tốc độ phát triển của đô thị hóa ở nước ta hiện nay là khá nhanh và mạnh mẽ, đặc biệt là ở những thành phố lớn như Hà Nội thì quá trình này khoác lên trên thủ đô một chiếc áo mới của một nền cơ sở hạ tầng kiên cố và lộng lẫy.
Thế nhưng bất kể một quá trình nào cũng có hai mặt, chính vì thế đô thị hóa cũng kéo theo rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, đó là vấn đề ô nhiễm không khí và nguồn nước sinh hoạt của người dân nơi đây. Tình trạng, các dòng sông, hệ thống kênh mương, ao, hồ ngả màu đen do bị ô nhiễm không còn quá xa lạ và trở thành vấn đề nguy hại đáng báo động của thủ đô.
--> Tình trạng này, chủ yếu là do nhận thức từ phía người dân về công tác bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế, các nguồn nước thải được thải trực tiếp ra môi trường mà không qua bất kì một hệ thống xử lý nước thải nào.
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiếm nguồn nước tại Hà Nội
Theo những con số thống kê trong báo cáo của Sở Tài Nguyên và Môi Trường Thủ Đô:
+ Lưu lượng nước thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt đến từ các mô hình: công nghiệp, thủ công nghiệp, sinh hoạt,…xả thải hàng ngày vào khoảng 300.000 tấn. Trong đó, phần lớn các chất có trong nước thải là tác nhân chính gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường.
+ Ước tính, đã có khoảng hàng chục tấn kim loại, 320 tấn dầu mỡ, trên 3.600 tấn chất hữu cơ,…và nhiều dung môi – kim loại và vi khuẩn – vi rút gây bệnh khác đã được xả thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên.
(Hình: Người dân thủ đô đứng chờ lấy nước sạch từ xe bồn)
- Lượng nước thải là rất lớn thế nhưng tại Hà Nội, chỉ có một số hệ thống sông – hồ chính để điều hòa nguồn nước: Hồ Bảy Mẫu, sông Tô Lịch, Hồ Tây,…bởi thế nên nguồn nước tại các con sông, hồ này thường xuyên bốc mùi hôi thối và ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sông sinh hoạt của cư dân. Lượng nước thải này cũng được ngấm đến các mạch nước ngầm và ảnh hưởng đến nguồn nước sạch trong sinh hoạt ở nhiều nơi.
- Cũng theo báo cáo này, lượng nước thải sinh hoạt được xử lý trước khi xả thải chỉ chiếm khoảng 10%. Tức là chỉ có khoảng 35.000 – 40.000 trên tổng sổ 350.000 – 400.000m3 nước thải qua xử lý. Lượng nước thải còn lại được xả trực tiếp ra môi trường. Riêng đối với ngành y tế, trên địa bàn thành phố Hà Nội chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải và 36/400 cơ sở sản xuất kinh doanh đầu tư để xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
- Đặc biệt thời gian qua có rất nhiều sự kiện xảy ra làm ảnh hưởng đến môi trường nước, điển hình là sự việc cá chết hàng loạt tại Hồ Tây. Trong số các ao, hồ bị ô nhiễm và có dấu hiệu ô nhiễm trên địa bàn 6 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ; Trong đó quận Đống Đa có số lượng ao, hồ có nguồn nước bị ô nhiễm nặng và rất nặng nhiều nhất.
Thời gian gần đây, đã có không ít nhưng hiện tượng cảnh báo đến vấn đề ô nhiễm môi trường: cá chết hàng loạt ở Hồ Tây; gần đây nhất chính là hiện tượng nước sinh hoạt có mùi lạ, do nguồn nước được cấp từ nhà máy nước Sông Đà bị nhiễm dầu bị phát hiện từ ngày 10/10. Nguyên nhân của vụ việc này được cho là do một xe tải chở dầu đã cố tình đổ trộm vào khe núi xã Phú Minh, Hòa Bình khiến dầu ngấm vào kênh dẫn nước của nhà máy cung cấp nước sạch sông Đà. Hiện nay, cư dân trên đại bàn quận Thanh Xuân, Đông Đa đang phải chờ nguồn nước sạch từ xe bồn hoặc mua nước đóng bình để sinh hoạt.
Giải pháp khắc phục, xử lý nước thải ô nhiễm tại Hà Nội
Để xử lý nước thải tại Hà Nội thì ngoài vấn đề nằm ở ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn hạn chế, vấn đề đáng lên án và bị chỉ trích chính là sự ơ thờ, thiếu trách nhiệm đến từ một số cán bộ ở nhiều cơ quan có chức năng giám sát và kiểm tra công tác bảo vệ môi trường. Sự quản lý thiếu chặt chẽ, bỏ qua những vi phạm của doanh nghiệp, chủ cơ sở,…chính là một lưỡi dao lấy dần đi một phần môi trường sống xanh của người dân thủ đô.
--> Nếu không giải quyết được tình trạng này thì chắc có lẽ không bao giờ giải quyết triệt để được vấn đề ô nhiễm môi trường.
(Hình: Hà Nội cần kiểm tra quá trình xây dựng nhiều hệ thống xử lý nước thải tại các cơ sở)
Tiếp đến là các phương pháp xử lý nước thải tốt nhất – phù hợp nhất:
- Lạo vét kênh mương, sông ngòi để xử lý triệt để các chất ô nhiễm có thể ngấm vào nguồn dẫn nước sạch
- Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
- Kiểm tra, xử lý triệt để các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp vi phạm tiêu chuẩn xả thải
- Tổ chức các buổi tư vấn, tuyên truyền về các phương pháp và công nghệ xử lý nước thải.
Và hơn hết là nên sử dụng một số dịch vụ xử lý nước thải của một số đơn vị, công ty xử lý nước thải uy tín trong ngành.
Hy vọng là nước thải sẽ được xử lý nhanh nhất để trả lại nguồn nước sạch cho người dân thủ đô.