Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Tình trạng ô nhiễm nước ngầm ở Việt Nam


4114 Lượt xem - Update nội dung: 08-07-2022 14:14

Đã kiểm duyệt nội dung

Không chỉ riêng nguồn nước mặt, tình trạng ô nhiễm nước ngầm ở Việt Nam hiện nay cũng hết sức nghiêm trọng. Theo thông tin từ Tổng cục Môi trường, nguồn nước ngầm ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng nề, vượt ngưỡng cho phép. Trong đó florua và asen là 2 chất gây ô nhiễm phổ biến nhất theo kết quả quan trắc. Hãy cùng moitruonghopnhat.com tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

Tầm quan trọng của nước ngầm

Nước ngầm là nguồn nước nằm sâu dưới mặt đất, được tích trữ trong những khoảng không gian trống của đất tạo nên các lớp đá trầm tích. Nước ngầm hình thành do nước trong ao hồ, sông suối, biển, dưới ánh nắng mặt trời bốc hơi lên gặp lạnh tạo thành hơi nước, kết tủa tạo thành hạt mưa rơi xuống đất. Một phần nước mưa sẽ đổ vào ao hồ, một phần bốc hơi qua mặt đất và phần còn lại sẽ ngấm xuống đất và đến tầng đất không thấm sẽ tích tụ lại tạo thành mạch nước ngầm.

Vai trò của nước ngầm: Cung cấp ½ lượng nước uống toàn cầu, chiếm 38%lượng nước tưới tiêu; giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp dòng chảy cho các con sông vào mùa khô. Đồng thời giúp cố định các lớp đất đá bên trên, ngăn chặn tình trạng sạt lở, sụt lún đất. Ở nước ta, 70%  nước sinh hoạt lấy từ nguồn nước mặt còn 30% là từ nước ngầm.

Tình trạng ô nhiễm nước ngầm ở Việt Nam hiện nay

Ô nhiễm nước ngầm là tình trạng các chất ô nhiễm như rác thải, nước thải thải ra mặt đất, ngấm vào đất và xâm nhập vào nước ngầm.

Theo các số liệu báo cáo, tổng lưu lượng khai thác nước ngầm của cả nước hiện nay khoảng 10,5 triệu m3/ngày đêm trong đó tập trung tại các đô thị lớn như TP. HCM (519. 000 m3 ngày đêm) và thủ đô Hà Nội (1,78 triệu m3 ngày đêm). Việc khai thác nước ngầm với lưu lượng lớn đã làm giảm mực nước ngầm cũng như chất lượng nước.

Theo kết quả quan trắc cho thấy tình trạng suy giảm nguồn nước, chất lượng nước ngầm đang diễn ra trầm trọng khi nồng độ asen, chỉ số kim loại nặng và các chất hữu cơ, hợp chất nitơ trong nước trong nước ngầm vượt mức cho phép.

  • Tác hại từ ô nhiễm nước ngầm: Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm khiến các hoạt động sản xuất dựa vào nguồn nước ngầm bị đình trệ. Một số doanh nghiệp phải mua nước sạch từ các khu vực khác, gây tốn kém và mất thời gian.
  • Tác động đến động vật thủy sinh: Động vật sống trong nước bị nhiễm độc và chết; đồng thời làm mất đi chất dinh dưỡng của hệ sinh thái.
  • Tác động đến sức khỏe con người: Nồng độ nitrat, vi khuẩn gây bệnh trong nước ngầm cao gây nên các vấn đề sức khỏe, là nguồn gốc dẫn đến các bệnh viêm nhiễm.
  • Tác động đến sự tăng trưởng kinh tế: Quá trình sản xuất có thể bị trì hoãn nếu thiết bị hư hại. Đặc biệt đối với một số ngành công nghiệp sử dụng lò hơi để cung cấp nhiệt, nước chứa chất độc hại, cặn có thể gây hư hỏng thiết bị. Một số doanh nghiệp phải tốn chi phí và nhân công để mua nguồn nước sạch phục vụ cho hoạt động sản xuất.

Bạn có đang quan tâm: thực trạng tình hình ô nhiễm nước ở TPHCM hiện nay

ô nhiễm nước giếng
Hiện nay tình trạng giếng nước ngầm bị ô nhiễm ngày càng phổ biến

Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm

- Tốc độ đô thị hóa – công nghiệp hóa ở nước ta đã cho ra đời nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và song song đó là lượng nước thải ra môi trường. Lượng nước thải chưa qua xử lý ngấm vào đất, nước, khiến cho mạch nước ngầm bị ô nhiễm. Hơn nữa, việc khai thác một lưu lượng lớn nước ngầm phục vụ cho các đô thị trong thời gian dài đã khiến cho nguồn nước bị cạn kiệt.

- Hoạt động nông nghiệp sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Theo số liệu thống kê cho thấy hơn 60% lượng nước ngầm đang bị nhiễm hóa chất từ thuốc bảo vệ thực vật, phân bón.

- Các bãi chôn lấp rác thải rắn, rác bị rò rỉ, nước rỉ rác chứa chất độc hại từ các bãi chôn rác gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Nước ngầm là nguồn tài nguyên quý giá và cần được bảo vệ, sử dụng tiết kiệm. Tuy nhiên một khi nước ngầm bị ô nhiễm sẽ trở thành mối đe dọa đến sức khỏe con người.

Để tránh tình trạng ô nhiễm nước ngầm ở Việt Nam tăng mạnh, các tổ chức, cá nhân nếu có hoạt động xả thải ra môi trường, hãy xây dựng hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo lượng nước trước khi xả ra môi trường đã được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép.

Có thể bạn chưa biết: các nguyên nhân gây ô nhiễm nước

Mô hình 3D mô tả quy trình xử lý nước cấp của một nhà máy

Nguồn: tổng hợp

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(15:46 15-10-2024)
Nâng cấp cải tạo hệ thống xử lý nước thải là việc làm cần thiết đối với những hệ thống đã hoạt động lâu ...
(15:33 15-10-2024)
Xử lý nước thải tại các trung tâm thương mại, mua sắm cần được xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Hệ ...
(12:01 15-10-2024)
Xử lý nước thải sản xuất dầu ăn bằng phương pháp nhân tạo giúp tăng quá trình phân hủy chất hữu cơ từ vi sinh ...
(10:48 15-10-2024)
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà ...
(09:36 15-10-2024)
Vi khuẩn kỵ khí bao gồm vi khuẩn, vi rút, nấm, tải, động vật nguyên sinh, trong đó vi khuẩn là phổ biến nhất.
(11:49 14-10-2024)
Trào lưu “xé túi mù” cũng góp phần vào tình trạng ô nhiễm môi trường khi rác thải từ nó là những chiếc túi, bao ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768