Tình trạng ô nhiễm nước sông ở Ấn Độ
Đã kiểm duyệt nội dung
Ước tính Ấn Độ có khoảng 195 triệu ha đất canh tác. Trong đó khoảng 63% tưới bằng nước mưa, còn lại 37% phụ thuộc vào hệ thống thủy lợi. Các con sông xung quanh khu sản xuất nông nghiệp cung cấp nguồn nước cần thiết.
Ngoài ra, một số khu bảo tồn động vật hoang dã ở đây nằm trên các bờ sông. Đây là nơi sinh sống của nhiều loài nguy cấp nằm trong Sách đỏ có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Nguyên nhân gây ô nhiễm
Thăm dò dầu khí tự nhiên
- Ấn Độ tự cung cấp năng lượng nên họ thường thăm dò ở các lưu vực sông.
- Mặc dù nhiều đơn vị cam kết ngăn ngừa ô nhiễm nhưng hiệu quả không đạt 100%.
Hóa chất và nước thải
- Quá trình công nghiệp dọc các vành đai sông gây ô nhiễm bởi hóa chất và chất thải công nghiệp.
- Nếu như các công ty lớn áp dụng phương pháp xử lý nước thải để loại bỏ tính độc hại nhưng các công ty nhỏ lại không có khả năng làm sạch nguồn nước.
Đổ rác
- Ấn Độ thuộc một trong những quốc gia có mật độ dân số cao nên việc đổ rác tại lưu vực sông ngày càng tăng khiến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng hơn.
- Mặc dù nhiều địa phương nghiêm cấm việc đổ rác xuống các con sông nhưng nhận thức của người dân vẫn còn thấp.
Giặt quần áo
- Giặt quần áo trên sông là cảnh tượng mà bất kỳ ai cũng bắt gặp ở Ấn Độ. Điều đáng nói chất tẩy rửa lại là hóa chất gây ô nhiễm lớn.
- Rác thải xung quanh bờ sông trở thành cảnh tượng kinh khủng nhiều khu vực nông thôn.
- Tình hình ô nhiễm ngày càng tồi tệ hơn khi nhiều đơn vị thu gom nước thải đổ trực tiếp nước thải ra sông ngòi.
Nghi thức hỏa táng người chết
- Người theo đạo Hinđu sùng đạo, nên khi người chết việc hỏa táng diễn ra trên những dòng sông.
- Sau khi kết thúc, hài cốt của họ được thả xuống sông (như ở sông Ganga) khiến nguồn nước bị ô nhiễm hơn.
Nạo vét cát
- Các tàu khai thác cát thường diễn ra trái phép cung cấp cho các công trình xây dựng.
- Những tàu này cũ, chạy bằng dầu hỏa, dầu diesel. Do đó mà những động cơ thuyền trở thành nguồn ô nhiễm chính.
Những hậu quả gây ra
Đối với thực vật và động vật
- Vì những hóa chất độc hại mà các loài sinh vật dưới nước đang bị tuyệt chủng hoặc chuyển đến khu vực an toàn hơn.
- Ô nhiễm nước đe dọa đến khí quyển, khu bảo tồn thiên nhiên.
- Nhiều loại động vật bị đe dọa vì mất môi trường sống, chẳng hạn như nhiều loài chim di cư tránh xa những con sông này.
Mất khả năng sinh kế
- Nhiều ngư dân và trang trại cá từng phát triển mạnh mẽ trên bờ sông nhưng họ ngày càng khó khăn trong việc khai thác thủy sản.
- Cá từ các dòng sông chứa nhiều thủy ngân, chì, cadium hoặc cá ăn được bị nhiễm vi khuẩn salmonella, shigella,…
Ảnh hưởng nguồn nước uống
- Việc tiêu thụ nước bị ô nhiễm gây ra các nguy hiểm với sức khỏe thường bị bệnh ung thư, rối loạn tiêu hóa, vi khuẩn gây chết người dần len lỏi đến các dòng sông.
- Hơn 800 triệu người Ấn Độ dần căng thẳng vì nước uống không đảm bảo chất lượng. Điều này làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ.
Nông nghiệp
- Khi ngành nông nghiệp sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón làm gia tăng ô nhiễm các dòng sông.
- Vì thế mà năng suất của ngành nông nghiệp giảm dần do bị ô nhiễm khiến cây trồng phát triển còi cọc, khả năng nảy mầm thấp.
Gánh nặng sức khỏe
- Nước ô nhiễm khiến người Ấn Độ đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch bệnh, tắm trên những dòng sông khiến da bị dị ứng; tiêu thụ nước quá nhiều làm tăng nguy cơ gây ung thư, suy giảm canxi, mất thị lực, vô sinh ở phụ nữ.
- Vì người mắc bệnh liên quan đến nước ô nhiễm khiến Ấn Độ đối mặt với gánh nặng y tế lớn.
Mất doanh thu xuất khẩu
- Các giống cá nước ngọt và tôm từng có nhu cầu cao ở Ấn Độ.
- Thế nhưng, ô nhiễm nước sông khiến nhiều giống cá bị nhiễm khuẩn, hóa chất nên nhiều quốc gia cấm nhập khẩu cá từ Ấn Độ.
Như vậy, ô nhiễm ở Ấn Độ ngày càng tăng làm ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Chính phủ nước này đang từng bước kiểm tra tình trạng ô nhiễm, quy tắc nghiêm ngặt hơn về an toàn để khắc phục hậu quả do ô nhiễm gây ra.
Truy cập thường xuyên website: moitruonghopnhat để tìm hiểu về các tin tức môi trường trong và ngoài nước!