Báo động tình trạng ô nhiễm tiếng ồn ở Hà Nội
Đã kiểm duyệt nội dung
Các xu hướng đô thị hóa phát triển mạnh mẽ, kéo theo hàng loạt hoạt động xây dựng, dịch vụ phát triển đô thị, xây dựng tuyến đường giao thông, phát sinh ra nhiều bài toán khó về xử lý nước thải, xử lý khí thải và trong đó có ô nhiễm tiếng ồn.
Trong khi ô nhiễm không khí ở Hà Nội chưa được khắc phục kịp thời thì ô nhiễm tiếng ồn lại ảnh hưởng không kém đến người dân toàn khu vực thành phố. Theo thống kê, ô nhiễm tiếng ồn trong vài năm trở lại đây diễn ra khá nghiêm trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người dân, nhất là các nước đang phát triển.
Ô nhiễm tiếng ồn và nguồn phát sinh
Ô nhiễm tiếng ồn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như tiếng ồn trong các nhà máy công nghiệp, tiếng ồn từ các phương tiện tham gia giao thông, tiếng ồn từ hoạt động sản xuất, âm nhạc với cường độ lớn đã làm tổn hại đến sức khỏe của người dân. Các triệu chững khiến con người mắc phải khi sống chung với ô nhiễm tiếng ồn như ù tai, mất tập trung, stress,..
Ở Hà Nội, ô nhiễm tiếng ồn được xem là có xu hướng tăng lên không ngừng. Người dân phải chịu đựng cảnh sống chung với ô nhiễm này bủa vây khắp mọi nơi. Lưu thông trên các tuyến đường Hà Nội, người dân không khỏi rùng mình bởi những tiếng ổn từ các phương tiện khác, tiếng còi xe tải, xe khách kéo dài inh ỏi. Khá nhiều trường hợp giật mình vì những tiếng còi xe quá lớn.
Trên địa bàn TP Hà Nội, tiếng động từ các công trình xây dựng, các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng ra vào thường xuyên chưa kể bụi phát sinh khiến người dân khó chịu. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, tiếng ồn tại các nút giao thông và các tuyến đường chính ở Hà Nội trung bình ngày khoảng 77,8 – 78,1 dBA vượt tiêu chuẩn cho phép đến 7,8 – 8,1 dBA. Và tiếng ồn trung bình vào ban đêm khoảng 65,3 – 75,7 dBA vượt tiêu chuẩn khoảng 10 – 20 dBA. Tại các khu công nghiệp, người lao động đều phải tiếp xúc với tiếng ồn.
Tác hại của việc ô nhiễm tiếng ồn dao động khoảng 50 db sẽ khiến con người giảm hiệu suất làm việc, tăng nhịp tim, huyết áp, dạ dày, giảm hứng thú lao động. Nghiêm trọng hơn, tiếng ồn với cường độ 90 db gây mệt mỏi, mất ngủ, tổn thương thính giác, mất thăng bằng cơ thể và suy nhược thần kinh.
Một số biện pháp giảm tiếng ồn ở TP Hà Nội
Các khu vực quận, huyện ở Hà Nội cần giảm thiểu và hạn chế tiếng ồn từ các phương tiện tham gia giao thông, tăng cường cơ sở hạ tầng giao thông công cộng, thường xuyên đăng kiểm phương tiện cơ giới, cấm các hoạt động của các phương tiện không đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường.
Thường xuyên tuyên truyền ý thức của người tham gia giao thông, hạn chế phát tiếng còi, không sử dụng phương tiện xe quá giới hạn. Cơ quan nhà nước cần có chương trình, kế hoạch giảm tiếng ồn như tăng việc sử dụng phương tiện công cộng để giảm bớt ô nhiễm tiếng ồn gây ra.
Tại các khu công nghiệp, việc giảm thiểu tiếng ồn được cho là hết sức cần thiết vì nhiều công nhân tiếp xúc với tiếng ồn có nguy cơ bị điếc. Vì thế mà trong các dây chuyền sản xuất, các doanh nghiệp cần thay thế, sửa chữa thiết bị cũ để giảm tiếng ồn, trang bị thêm thiết bị bảo hộ tiếng ồn cho người lao động khi làm việc trong môi trường tiếp xúc với tiếng ồn cao.
Kế hoạch dài hạn, việc quy hoạch đô thị, khu công nghiệp cần xem xét đến các biện pháp giảm tiếng ồn đối với các nơi công cộng. Người thiết kế, quy hoạch cần đưa ra những giải pháp sáng tạo, bố trí thiết bị giảm tiếng ồn, phân khu vực công trình theo mức độ tiếng ồn cụ thể. Không xây dựng bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu gần trục giao thông có mức độ tiếng ồn lớn.
Vai trò của UBND TP Hà Nội vô cùng quan trọng, địa phương cần tăng cường công tác xây dựng và nâng cao ý thức cho cộng đồng dân cư. Đặc biệt chú trọng vào hoạt động hoàn thiện nếp sống văn hóa môi trường đô thị xanh sạch đẹp. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo Nghị định 155 của Chính Phủ để mang tính răn đe.
Công ty môi trường Hợp Nhất xin chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi và quan tâm!