Tình trạng ứng dụng công nghệ xử lý khí thải tại Việt Nam
Đã kiểm duyệt nội dung
Thực trạng xử ly khí thải ô nhiễm trong môi trường lao động
Khi nhắc đến xử lý khí thải, người ta ít quan tâm đến việc xử lý không khí bị ô nhiễm trong môi trường lao động. Hiện nay, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp còn sử dụng các biện pháp thủ công truyền thống như thông gió tự nhiên, nhân tạo và chủ yếu vẫn là dùng quạt công nghiệp là chính. Các biện pháp này đều nhằm mục đích làm mát và pha loãng nồng độ không khí trong môi trường lao động.
Nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn đã mạnh dạn đầu tư các lớp cách nhiệt nhằm giảm thiểu bức xạ mặt trời. Nhưng vì chi phí đầu tư khá cao nên rất ít doanh nghiệp sử dụng biện pháp này. Ngoài ra họ còn sử dụng biện pháp phun ẩm nhiệt bằng giấy lọc, máy lạnh trong các phân xưởng để giải quyết không khí môi trường lao động và đem lại hiệu quả khá bất ngờ. Đối với doanh nghiệp còn lại hầu hết tiêu chuẩn không khí của họ vẫn chưa đạt yêu cầu.
Thực trạng xử lý khí thải tại các nguồn ô nhiễm
Chủ yếu các nguồn tập trung được thu gom và xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau. Có đến 75 – 80% được thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống xử lý khí thải. Mặc dù trong quá trình lập đtm có nêu rõ nhiệm vụ của các cơ sở, doanh nghiệp nhưng vẫn còn 20 – 25% chưa lắp đặt hệ thống xử lý tác hại các nguồn thải gây ra.
Đặc biệt, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc gia cầm, thủy sản chưa xây dựng hệ thống xử lý khí thải từ các chất thải chăn nuôi phát sinh. Một số trường hợp vì kinh phí đầu tư thấp và nhỏ nên gây khó khăn trong việc xây dựng hoàn chỉnh quy mô hệ thống xử lý đạt chuẩn. Nhiều hệ thống tuy được xây dựng bài bản, giảm thiểu đáng kể ô nhiễm nhưng cũng mau chóng xuống cấp, hiệu quả xử lý kém, hiệu suất xử lý không ổn định khiến chất lượng không khí chưa đảm bảo.
Thực trạng sử dụng công nghệ xử lý khí thải tại Việt Nam
Công nghệ xử lý khí thải tại các lò đốt nhiên liệu
Hiện nay, các loại lò hơi, lò đốt, lò dầu tải nhiệt, lò sấy được sử dụng nhiều công nghệ khác nhau. Và không thể không nhắc đến nhiên liệu đốt như than đá, củi, dầu, khí hóa lỏng, bã mía, vải vụn, giấy hoặc CTNH. Và tính chất của loại khí thải phát sinh này thường chứa nhiều bụi, SO2, NOx, CO2, CO, các chất ô nhiễm khác.
Người ta thường ứng dụng tháp hấp thụ khí thải tuần hoàn bằng các dung dịch hấp thụ (NaOH, Ca2CO3, nước, Ca(OH)2) theo từng nồng độ khác nhau nhằm loại bỏ các khí độc và giảm thiểu CO trong khí thải. Một số ít doanh nghiệp không tuần hoàn dung dịch hấp thụ mà dẫn thẳng đến hệ thống xử lý nước thải.
Tuy nhiên, công nghệ xử lý môi trường này còn khá xa lạ. Đa số doanh nghiệp không sử dụng thiết bị làm nguội, không bổ sung dung dịch hấp thụ thường xuyên, không giám sát nồng độ dung dịch hấp thụ trước khi bơm vào tháp hấp thụ.
Công nghệ xử lý bằng phương pháp hấp thụ
Tháp hấp thụ xử lý khí thải thường ứng dụng trong các nhà máy sản xuất xi mạ, nhà máy sản xuất xi măng có thải ra bụi và hơi khí độc. Tùy theo thành phần và tính chất khí thải khác nhau, nồng độ chất ô nhiễm sẽ tương ứng với từng dung dịch hấp thụ. Vì thế, công nghệ này khá được ưa chuộng có phạm vi sử dụng phổ biến và rộng rãi hơn vì ưu điểm xử lý triệt để bụi và khí hơi độc. Ngoài ra, nó còn áp dụng đối với dòng khí có nhiệt độ và độ ẩm cao.
Công nghệ xử lý bụi bằng phương pháp khô
Phương pháp này có cấu tạo gồm buồng lắng bụi, xyclon và túi vải. Xử lý bụi bằng phương pháp khô áp dụng đối với nhà máy chế biến gỗ, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, xay xát gạo, chế biến thức ăn gia súc, cơ khí,…
Bụi sau khi xử lý có thể tái sử dụng sản xuất, bụi từ quá trình thu gom có thể đem đi tái chế hoặc làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm tương ứng như củi ép, ván ép. Tùy theo thành phần, tính chất, nồng độ mà công nghệ có khả năng xử lý 1, 2 hoặc kết hợp với nhiều thiết bị khác. Nhìn chung, công nghệ này mang lại kết quả xử lý bụi khả quan hơn, góp phần giảm thiểu ô nhiễm từ các nguồn thải đáng kể.
Công nghệ hấp phụ xử lý khí thải
Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ thường được thiết kế và xây dựng trong các nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, sơn, chế biến gỗ, nhà máy phát sinh hơi dung môi, chế biến bột cá, thức ăn gia súc, gia cầm.
Vật liệu hấp phụ phổ biến nhất là than hoạt tính. Bên cạnh ưu điểm dễ tìm và chi phí thấp thì hạn chế lớn nhất của công nghệ này chưa tính toán lượng than sử dụng và thời gian thay than nên kết quả xử lý ban đầu chưa cao. Ngoài than hoạt tính, chúng ta có thể thay thế dùng ozeolit, chất xúc tác nhưng vì giá thành quá cao nên chúng ít được chú ý đến.