Tình trạng và giải pháp xử lý ô nhiễm không khí
Đã kiểm duyệt nội dung
Bên cạnh những lợi ích kinh tế, tình trạng ô nhiễm ở các đô thị lớn, CCN diễn biến phức tạp vì các nguồn thải ngày càng lớn. Vì một số trường hợp chưa được quan tâm đúng mức, chưa được đầu tư chỉnh chu nên nhiều địa phương, khu vực vẫn chưa giải quyết triệt để vấn đề khí thải độc hại.
Thực trạng vấn đề ô nhiễm này ra sao? Giải pháp nào để xử lý và hạn chế ô nhiễm không khí từ các ngành công nghiệp trong nước? Công nghệ làm sạch, lọc bụi hiệu quả và phù hợp ở điều kiện doanh nghiệp? Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất sẽ chia sẻ đến bạn đọc những vấn đề này ở phân tích dưới đây!
1. Ô nhiễm khí thải tại các đô thị lớn
Đô thị thường có mức độ ô nhiễm không khí ở ngưỡng cao, nhất là ở Hà Nội và TP. HCM. Sở dĩ ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng bắt nguồn từ hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, công trình xây dựng,… thực trang ô nhiễm từ phương tiện giao thông đang ở mức báo động với nồng độ thành phần ô nhiễm độc hại như bụi PM, CO, HC, NOx,… với mức xả thải vượt quá ngưỡng cho phép. Do đó mà chất lượng không khí đô thị luôn ở mức thấp, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư.
Nhiều loại xe máy, phương tiện cơ giới không được bảo dưỡng định kỳ làm tăng nguy cơ ô nhiễm không khí. Vì thế mà các đô thị đang thực hiện quy định đo kiểm khí thải xe ô tô, xe máy cũ đang lưu hành để đề xuất giải phảp cải thiện chất lượng không khí.
Trong khi đó, các khu công nghiệp, làng nghề hoạt động ngày càng rầm rộ mà chưa có kế hoạch xử lý đúng cách. Bên cạnh những doanh nghiệp tập trung giảm mức phát thải bằng cách thiết kế hệ thống xử lý khí thải, áp dụng công nghệ hiện đại thì có không ít cơ sở vẫn chưa đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Nhiều làng nghề ở quy mô nhỏ, lẻ chưa có công trình xử lý khiến quá trình phát thải ngày càng nghiêm trọng, tác động bất lợi đến môi trường.
Chẳng hạn ở lĩnh vực công nghiệp mạ kim loại đang được ưa chuộng với mức phát triển ngày càng lớn. Tuy nhiên nó cũng là lĩnh vực gây ô nhiễm chứa thành phần phức tạp như HCl, Cr3+, NH3, bụi. Do đó mà các ngành công nghiệp thường sử dụng thiết bị lọc bụi, lọc khí thải, giảm khí thải như cyclon, hấp thụ, hấp phụ,…
2. Các giải pháp giảm thiểu tác động
Làm sạch không khí bằng cách kiểm soát tốt nguồn thải tại chỗ dù ở nồng độ thấp hay cao cũng rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Trong đó cần áp dụng công nghệ sạch trong các lĩnh vực công nghiệp, cải thiện công tác quản lý chất thải giảm phát thải khí metan, tận dụng khí sinh học cho nhiều mục đích khác. Đối với lĩnh vực giao thông cần tập trung vào phương tiện áp dụng phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch, ít phát thải hơn.
Trong lĩnh vực quản lý chất thải đô thị và nông nghiệp cần có kế hoạch giảm thiểu, phân loại, tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải bằng phương pháp thân thiện với môi trường. Cần sử dụng phương pháp thay thế an toàn, thay thế lò đốt rác ít phát thải, ưu tiên sử dụng công nghệ kiểm soát khí thải hiện đại hơn.
Với các cụm công nghiệp cần quy hoạch theo từng loại hình sản xuất để dễ dàng quản lý, thu gom và áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn. Các cơ sở cần bố trí thiết bị, phương tiện duy trì hoạt động giám sát tại CCN. Đối với ngành công nghiệp có mức phát thải lớn như giấy tái chế, kim loại cần áp dụng phương thức sản xuất ít phát thải, sử dụng công nghệ hiện đại, lắp đặt và vận hành theo đúng quy định.
Vì những tác động từ khí thải mà các nguồn xả thải lớn bắt buộc phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục với chức năng kiểm soát, quản lý và xử lý khí thải. Trạm quan trắc giúp theo dõi chất lượng nguồn thải, chia sẻ thông tin, số liệu nguồn thải và cảnh báo kịp thời những thông số không đạt tiêu chuẩn.