Tình trạng xử lý nước thải ở Việt Nam năm 2019
Đã kiểm duyệt nội dung
Năm 2019 chứng kiến nhiều sự thay đổi với sự cố gắng của cơ quan chức năng và tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác bảo vệ môi trường.
Cùng công ty môi trường Hợp Nhất theo dõi tình trạng xử lý nước thải ở Việt Nam năm 2019 nhé!
Những vướng mắc trong quá trình xử lý nước thải
Với tốc độ phát triển đô thị hóa thì vấn đề xử lý nước thải đô thị trở thành những thách thức lớn. Việt Nam hiện có hơn 800 đô thị nhưng cơ sở hạ tầng vẫn còn yếu khiến các đô thị lớn phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường cấp thiết.
Nước thải sinh hoạt đô thị vẫn chưa được xử lý hoặc chỉ xử lý một phần rồi xả thẳng ra sông ngòi, kênh, rạch, ao, hồ khiến nhiều khu vực trở thành “điểm nóng” về ô nhiễm nước mặt. Cho đến năm 2019 cả nước chỉ có 43 nhà máy xử lý nước thải tập trung, tổng công suất xử lý đến 926.000 m3/ngày đêm nhưng chỉ có khoảng 13% tổng lượng nước thải sinh hoạt được xử lý dứt điểm.
Trong 60% hộ gia đình đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng nhưng chỉ có 10% lượng nước thải được xử lý. Các vấn đề nổi cộm như công nghệ thu gom, xử lý nước thải ô nhiễm, quản lý vận hành, đấu nối vào HTXLNT tập trung hoặc vận hành – bảo dưỡng hệ thống,… vẫn chưa được lưu tâm trong thời gian qua.
Có một nghịch lý chung đối với các địa phương là hầu như các sông lớn nhỏ, kênh, rạch, ao, hồ đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng thì nhiều nhà máy xử lý nước thải vận hành chưa hiệu quả để phù hợp với công suất thiết kế. Chưa kể, nước thải từ các KCN, CCN, làng nghề, nước sinh hoạt hoặc thậm chí nước mưa dẫn chung về nhà máy mà gây ra nhiều thách thức lớn trong suốt quá trình xử lý môi trường.
Hoàn thành mục tiêu 89% HTXLNT phải đạt chuẩn môi trường
Theo điều tra và thống kê từ Tổng cục Môi trường, các chỉ số môi trường trong năm 2019 có sự chuyển biến tích cực và có kết quả khả quan hơn so với năm 2018. Trong đó có đến 89% KCN có HTXLNT tập trung với nguồn nước sau xử lý đảm bảo đạt chuẩn và 78,3% (tăng 70 KCN) có lắp đặt thiết bị quan trắc tự động liên tục.
Đối với nhiệm vụ xử lý nước thải sinh hoạt, tăng 1% và thu gom xử lý đạt 13%. CTR được thu gom đến 86,5% và tỷ lệ các cơ sở ô nhiễm được xử lý đạt 66,4%. Với những thay đổi như trên phải kể đến các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về BVMT với nhiều hoạt động tạo nên sức lan tỏa trong phong trào xử lý nước thải ô nhiễm.
Bên cạnh đó, ở TP. HCM có 4.200/4.335 cơ sở sản xuất công nghiệp có HTXLNT (chiếm 96%). Đối với công tác xử lý nước thải trong ngành y tế có 100% bệnh viện có HTXLNT với tỷ lệ thu gom đạt 98,94%. Nhờ vậy mà giảm bớt lượng lớn nước thải ô nhiễm ra ngoài môi trường.
Xây dựng chính sách hỗ trợ và thúc đẩy phát triển dịch vụ xử lý nước thải
Thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng ngành công nghệ cao nhưng chỉ có 5% doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài có trang bị công nghệ xử lý nước thải hiện đại, 80% doanh nghiệp sở hữu công nghệ trung bình và 14% doanh nghiệp còn lại sử dụng công nghệ thấp, tiêu tốn nhiều năng lượng với khả năng phát thải cao.
Trong đó, Chính phủ Việt Nam cũng đồng thời cho ra đời nhiều chính sách hỗ trợ, tạo cơ hội thúc đẩy phát triển, bao gồm:
- Luật Bảo vệ môi trường 2014: Nhà nước khuyến khích, tăng cường và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong quá trình hình thành doanh nghiệp thông qua việc hợp tác đầu tư.
- Luật đầu tư số 67/2014/QH13: quy định về hoạt động thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP: quản lý CTR quy định vốn đầu tư trong việc xây dựng cơ sở xử lý CTR.
- Nghị định 80/2014/NĐ-CP: quy định về các dự án thoát nước, xử lý nước thải đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung do các cá nhân, tổ chức được miễn thuế, miễn tiền thuê đất, sử dụng đất hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài những chính sách từ Nhà nước, các đô thị cũng đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện nhiều dự án nhà máy xử lý nước thải. Ở Hà Nội dự kiến triển khai 12 dự án xử lý nước thải với vốn đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước lớn.
Còn ở TP. HCM cũng cho xây dựng 2 đường ống dọc bờ sông Sài Gòn để thu gom nước thải và đồng thời nghiêm cấm các hành vi xả thải trái phép. Thành phố cũng đang tiếp tục huy động nguồn vốn đầu tư và nhiều nguồn lực khác nhằm hoàn thiện các dự án nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung.
Trong đó đến cuối năm 2020 chú trọng việc nhanh chóng xây dựng 3 nhà máy xử lý nước thải (dự kiến xử lý đến 80% nước thải sinh hoạt).