Tình trạng xử lý nước thải tại đô thị trong nước
Đã kiểm duyệt nội dung
Hiện nay các nhà máy xử lý nước thải thực hiện chức năng phù hợp với mục tiêu xử lý phải đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường. Hầu như các công nghệ xử lý của Việt Nam sử dụng nhiều hình thức khác nhau, nhất là xử lý thứ cấp. Bài viết này công ty môi trường Hợp Nhất sẽ giúp bạn tổng hợp thực trạng và công nghệ xử lý tại Việt Nam!
Tổng quan các công nghệ xử lý nước thải đô thị
Hiện Việt Nam có hơn 20 nhà máy xử lý nước thải, chủ yếu dùng để xử lý nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư. Trong đó, trạm xử lý nước thải đầu tiên được xây dựng vào năm 2005. Thông thường chúng ta chủ yếu sử dụng công nghệ bùn hoạt tính (CAS), A2O yếm khí – thiếu khí – hiếu khí, mương oxy hóa hay bùn tuần hoàn để loại bỏ hết chất ô nhiễm, chất hữu cơ ra khỏi nguồn nước.
Trong đó bùn hoạt tính là công nghệ chuộng sử dụng nhiều nhất trong các hệ thống. Đặc biệt, Công ty JICA Nhật Bản áp dụng loại công nghệ này nhiều nhất như xử lý nước thải ô nhiễm sông Tô Lịch. Hầu hết những hệ thống này có hiệu quả tương đối với chi phí thấp nên người ra rất chuộng sử dụng.
Trong đó, tiêu chí đặc trưng của HTXLNT phải đảm bảo các vấn đề đặc trưng như: đảm bảo công suất và hiệu quả xử lý; chi phí vận hành và bảo trì thấp; công nghệ XLNT phù hợp với điều kiện địa phương; công trình thiết bị - máy móc; phải thích ứng với BĐKH an toàn và thân thiện với môi trường. Mỗi hệ thống gồm tập hợp các công trình và thiết bị tạo nên hệ thống kỹ thuật có tác dụng tiếp nhận (nước thải, hóa chất,…), tiếp nhận năng lượng (điện năng, nhiên liệu,…) cùng các công trình môi trường đảm bảo phát triển bền vững quy chế xả thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
Đặc điểm chung của hệ thống thoát nước trên toàn quốc chứa nước mưa và nước thải. Nước thải gồm nước sinh hoạt, công nghiệp và bệnh viện. Và khi triển khai hệ thống thu gom và XLNT khá tốn kém nên chỉ có một số trạm xử lý được xây dựng để xử lý một phần nhỏ nước thải. Phần còn lại chưa được xử lý mà xả thẳng ra hệ thống thoát nước chung khiến khu vực kênh, mương, ao hồ bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, những dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đô thị chỉ chú trọng đến vấn đề kỹ thuật vì chi phí đầu tư, vận hành với các biện pháp xử lý ô nhiễm lại khá tốn kém. Trong khi đó tiêu chuẩn đối với hệ thống thoát nước và xử lý nước thải phải bền vững trong suốt quá trình quản lý và vận hành, thiết bị hoạt động bền vững và ít gây tác động tiêu cực đến môi trường. Trong khi đó, công trình hoạt động không hiệu quả chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân như nhu cầu sử dụng, khả năng quản lý và vận hành hệ thống,…
Khi XLNT đô thị cần xem xét đảm bảo 3 yếu tố môi trường
- An toàn: các công trình môi trường không gây mùi hôi, không gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí xung quanh. Ngoài ra, thiết bị - máy móc không gây tiếng ồn, an toàn, ít gặp sự cố và giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư. Theo đó, hệ thống không nên sử dụng lượng hóa chất quá nhiều vì dễ làm tổn hại đến hệ sinh thái hoặc không phát sinh sản phẩm thứ cấp như mùi hôi, bùn cặn.
- Thân thiện: phải xây dựng hệ thống xa khu dân cư nhất là tránh xa vùng sinh thái nhạy cảm. Khi tiến hành xây dựng hệ thống phải lựa chọn công nghệ đảm bảo sức khỏe người dân hoặc nâng cao, cải thiện chất lượng môi trường. Đặc biệt cần chú trọng việc quy hoạch tổng thể trồng nhiều cây xanh nhằm hạn chế mùi hôi và làm sạch không khí.
- Điều kiện vệ sinh lao động: cần quan tâm đến điều kiện vệ sinh, lao động phù hợp với tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Hạn chế các sự cố cháy nổ, rò rỉ hóa chất,… bằng cách bố trí hợp lý công trình tạo điều kiện vận hàn hệ thống dễ dàng.
Chú trọng đến vấn đề phù hợp với điều kiện của từng địa phương
Các hệ thống được lắp đặt để xử lý nước thải cần phù hợp với điều kiện vận hành phù hợp điều kiện từng địa phương phải đảm bảo các tiêu chuẩn như cơ chế quản lý, mô hình tổ chức vận hành, số lượng và trình độ quản lý của cán bộ chuyên viên thích hợp. Do đó công trình phải đơn giản, dễ quản lý và vận hành.
Đối với vật tư, nguyên vật liệu xử lý, thiết bị, đường ống, linh kiện thiết bị,… phù hợp với từng địa phương. Theo đó công nghệ phải được đánh giá và sửa chữa, bảo hành tại chỗ. Các nguồn vi sinh vật phải thích ứng với điều kiện ở Việt Nam như thời tiết, khí hậu, mưa nhiều. Như vậy tùy thuộc vào từng điều kiện sinh thái mà ứng dụng công nghệ xử lý khác nhau.